Đối với tình trạng kẹt xe, việc xây thêm đường có thể sẽ không giúp giải quyết tình trạng mà còn khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. “Less is more” – Câu nói nổi tiếng này đúng ngay cả khi nói đến đường cao tốc.

Nick_Fewings_Unsplash.jpg

Tại bất cứ quốc gia nào, dù là ở thành thị, ngoại ô hay nông thôn thì đều phải đối mặt với 1 vấn đề nội tại: Có quá nhiều hệ thống đường cao tốc. Một số thành phố lớn ở Hoa Kỳ vốn “nổi tiếng” với tình trạng kẹt xe như Los Angeles, Minneapolis và Atlanta, có đến 5 dặm đường mà mật độ dân số lên đến 1000 dân/ dặm. Điều này đã gây ảnh hưởng và làm giảm đáng kể hiệu quả của các hình thức vận chuyển công cộng như tàu hoả và xe buýt.

Vậy, tại sao người ta lại xây dựng những siêu xa lộ này và làm cách nào để khắc phục tình trạng tắc nghẽn của chúng?

3075.jpg

Lịch sử của đường cao tốc, đặc biệt là ở Hoa Kỳ có thể bắt nguồn từ sự phát triển và mở rộng của các thành phố và vùng ngoại ô trong thế kỷ 20, được thúc đẩy bởi khoản đầu tư 400 tỷ USD để tạo ra mạng lưới đường cao tốc tiên tiến nhất thế giới, còn gọi là Hệ thống đường cao tốc liên bang. Những con đường trải dài 48.000 dặm kết nối đất nước trong suốt 50 năm này dường như là một giải pháp hoàn hảo giúp cho nhiều cộng đồng dân cư tiếp cận tốt hơn với các nhu cầu thiết yếu và tiện nghi. 

Tuy nhiên, những đường cao tốc mới được xây dựng này đã phá hủy nhiều thành phố với toàn bộ khu dân cư, đặc biệt là các cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Với thu nhập thấp, họ buộc phải dọn đi khỏi địa phương để nhường chỗ cho những con đường mới. Đối với họ, những dải đường cao tốc và lối ra khổng lồ đã tạo nên sự bất lợi cho cuộc sống. Đường xá tiên tiến khiến những cư dân giàu có hơn đổ về các vùng ngoại ô, những người này sử dụng ô tô cá nhân để vào nội thành đi làm. Chính điều này làm thất thoát cơ sở thuế và trì hoãn tiến độ xây dựng đô thị của họ. 

Cũng phản đối việc mở đường cao tốc vùng ngoại ô, tại New York, một nhóm hoạt động do Jane Jacobs (nhà báo, nhà hoạt động xã hội) lãnh đạo đã yêu cầu dừng việc xây dựng đường liên tiểu bang (I-78), nơi có thể sẽ phá hủy khu hạ Manhattan, bao gồm Greenwich Village, SoHo, Little Italy và Chinatown.

Đến ngày nay, một báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho Hoa Kỳ có tên “Điều hướng tắc nghẽn” đã cung cấp thêm dữ liệu và lý giải rõ ràng hơn về lý do tại sao chúng ta cảm thấy như tất cả đều bị kẹt xe vĩnh viễn. Theo đó, chỉ từ năm 1992 đến 2017, 100 khu đô thị lớn nhất của nước Mỹ đã cho xây dựng mới 30.000 dặm đường, tương đương tăng 42% so với thời gian trước đó. Cũng trong khoảng thời gian này, dân số ở những khu vực này chỉ tăng 32%, có nghĩa là việc xây dựng các đường cao tốc còn nhanh chóng vượt quá tốc độ gia tăng dân số trong các đô thị lớn. Đồng thời, trong cùng giai đoạn, tình trạng tắc nghẽn giao thông (thống kê theo số giờ chậm trễ) đã tăng gần 150%.

image_via_traffic_4_america.jpgKHOU.jpg

Với những số liệu nêu trên, nhiều người cho rằng việc thành phố xây dựng nhiều đường cao tốc hơn và mở rộng mạng lưới đường xá là hoàn toàn hợp lý khi dân số tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi người dân phụ thuộc vào ô tô. Các làn đường cao tốc liên tục được mở ra, người dân sử dụng ô tô nhiều hơn, từ đó ùn tắc cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Minh chứng, tại Houston (Mỹ), chính quyền mở rộng đường cao tốc Katy thành 26 làn đường đã làm tăng lưu lượng giao thông lên 30% vào buổi sáng đi làm và 55% vào buổi tối. Chưa kể, việc xây dựng đường cũng tiêu tốn đến hai tỷ USD.

20180208_Forbes_CongestionUS.jpg

Vậy giải pháp được đề xuất là gì, một số thành phố đang giải quyết như thế nào? 

Ngoài phát triển phương thức giao thông công cộng, tạo mạng lưới xe lửa liên kết tốt hơn giữa các vùng ngoại ô và nông thông, thiết kế thêm làn đường dành cho xe đạp… một số thành phố đã có biện pháp là đánh phí đối với xe ô tô lưu thông qua cao tốc, đặc biệt là trên những con đường thường xuyên xảy ra ùn tắc. Biện pháp đã khá thành công ở một số thành phố như London và Singapore, gần đây cũng đã được công bố như một biện pháp mới sẽ sớm được thực hiện ở thành phố New York. 

Một giải pháp khác đó chính là tăng phí gửi xe dựa trên giờ cao điểm ùn tắc để khuyến khích người dân đi sớm hơn. Giải pháp này đã được ứng dụng và cho thấy nhiều hiệu quả tại San Fracisco.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • ABB Strömberg Park – Không gian làm việc tràn ngập ánh sáng tự nhiên | Parviainen Architects
  • Không gian co-working ở thời kỳ đại dịch | Threefold Architects
  • Tòa nhà dân cư Infinity với kiến trúc mở độc đáo | Koichi Takada Architects

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022