Tại sao muối và baking soda lại có thể dùng để thông tắc bồn cầu?
Không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, muối còn có một công dụng khác mà ít ai trong chúng ta biết đến, đó chính là vệ sinh, làm sạch đồ dùng trong nhà.
6 giải pháp đơn giản để thông tắc bồn cầu mà không cần gọi thợĐọc ngay
Cụ thể, ta sử dụng muối ăn để vệ sinh nồi gang; loại bỏ vết bẩn, dầu mỡ còn bám trên bề mặt chảo; làm sạch lò nướng, lò vi sóng...
Với baking soda, những công dụng tuyệt vời mà loại bột đa năng này có thể đem lại cho người nội trợ bao gồm: Khử mùi hôi trong tủ lạnh, vệ sinh nhiều dụng cụ làm bếp, làm sạch vết cháy trên xoong, nồi...
Việc kết hợp muối và baking soda có thể đem đến cho người nội trợ hiệu quả bất ngờ trong việc xử lý, làm thông tắc bồn cầu đang bị nghẹt.
Điều này có được là bởi hỗn hợp dung dịch trên có đặc tính mài mòn, sủi bọt, khiến các chất thải còn bám trên thành cống bị phân rã rồi dễ dàng trôi đi khi xả nước.
Dấu hiệu cho thấy bồn cầu đang bị tắc
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bồn cầu nhà bạn đang bị nghẹt, cần phải thông tắc:
Trong nhà vệ sinh, bồn cầu có mùi hôi cực kỳ khó chịu dù bạn đã sử dụng các dung dịch tẩy rửa để làm sạch khu vực này.
Khi xả, lượng nước trong bồn xuống rất chậm. Điều này khiến chất thải trong bồn cầu không thể thoát đi, thậm chí có thể trào ngược lại (trong trường hợp thành cống chứa quá nhiều chất thải).
Cách thông tắc bồn cầu tại nhà bằng muối và baking soda
Khi rơi vào trường hợp bồn cầu bị nghẹt, không xả trôi được chất thải, các bà nội trợ đừng quá lo lắng. Chỉ với những thao tác đơn giản, bạn có thể xử lý tình huống này một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không cần phải gọi dịch vụ thông cống từ bên ngoài. Bạn hãy tham khảo các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn loại bỏ tất cả những vật làm tắc lỗ cống có thể nhìn thấy được.
Bước 2: Bạn hãy trộn hỗn hợp muối và baking soda theo tỷ lệ 1 : 1. Ví dụ, với 50g muối, bạn trộn thêm 50g baking soda là đủ lượng nguyên liệu cần thiết. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp trên xuống lỗ cống rồi chờ trong ít phút.
Bước 3: Bạn tiếp tục đổ xuống cống dung dịch bao gồm giấm trắng, muối và baking soda được pha theo tỷ lệ 1 : 2 : 2 (tức cứ 50ml giấm thì lại có 100g muối và 100g baking soda) rồi chờ trong vòng từ 15 đến 20 phút để hỗn hợp thực hiện công việc thông tắc.
Giấm được sử dụng trong trường hợp này là bởi chúng sẽ làm át đi mùi hôi trong quá trình chất thải bị phân rã, bào mòn.
Bước 4: Bạn dội nước sôi lên miệng cống để cuốn trôi đi toàn bộ phần chất thải còn xót lại trên thành cống.
Bước 5: Kiểm tra lại bồn cầu đã được thông tắc chưa. Nếu chưa, bạn hãy thực hiện lại các bước trên 2 – 3 lần để thông tắc hoàn toàn. Nếu đã làm nhiều lần mà vẫn không xử lý được thì chứng tỏ bồn cầu nhà bạn đã bị tắc nghiêm trọng. Lúc này bạn cần liên hệ với công ty chuyên nghiệp để được hỗ trợ xử lý.
Như vậy, bạn đã hoàn thành việc thông nghẹt bồn cầu bằng muối và baking soda ngay tại nhà mình rồi. Sau khi thông tắc bồn cầu, bạn đừng quên sử dụng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bồn cầu và không gian xung quanh khu vực này nhé.
4. Lưu ý trong quá trình thông tắc bồn cầu
Khi xử lý bồn cầu bị nghẹt bằng muối và baking soda, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Bạn chú ý đeo khẩu trang, găng tay cao su và tạp dề để tránh việc da có thể tiếp xúc trực tiếp với baking soda.
Việc sử dụng muối, baking soda kết hợp với giấm trắng chỉ có hiệu quả khi bên trong thành cống là chất thải hữu cơ.
Nếu bồn cầu bị mắc các dị vật như đồ nhựa, túi bóng..., bạn không nên sử dụng phương cách thông tắc này.