Lựa chọn điều hoà phù hợp công suất
Đa phần người dùng lựa chọn điều hoà dựa theo thương hiệu và các tính năng phù hợp nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, công suất điều hoà là một trong những lưu ý quan trọng nhất bạn cần lưu tâm khi mua điều hoà. Dựa trên diện tích phòng, người dùng có thể lựa chọn công suất điều hòa phù hợp theo công thức sau: công suất máy = diện tích phòng x 600. Như vậy, đối với phòng có diện tích từ 15m2 trở xuống, nên lắp điều hoà có công suất 9.000 BTU; từ 15 – 20m2, nên lắp máy công suất 12.000 BTU; và trên 20m2, điều hoà có công suất 18.000 BTU.
Không bật tắt điều hoà liên tục và nhớ ngắt aptomat
Tốt nhất nên dừng thói quen bật điều hoà thật lạnh cho đến khi phòng đủ mát rồi tắt và bật quạt, sau đó tiếp tục bật máy khi cảm thấy nhiệt độ phòng nóng lên. Đây là một sai lầm nghiêm trọng khiến máy phải tiêu tốn một lượng điện năng lớn và khiến điều hoà nhanh hỏng do thao tắc tắt, bật liên tục.
Nên bật máy điều hòa và tắt khi trước khi vào phòng hoặc ra ngoài 1 khoảng thời gian vừa phải (20 phút) để máy điều hòa có đủ thời gian làm mát hiệu quả mà lượng tiêu thụ điện năng lại ít hơn. Đồng thời, sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Chọn vị trí lắp điều hoà phù hợp và che chắn cho dàn nóng
Nhiều gia đình quan niệm lắp điều hoà ở bức tường nóng nhất sẽ giúp căn phòng nhanh chóng được giảm nhiệt. Tuy nhiên, chính vị trí lắp đặt này là nguyên nhân hàng đầu khiến điều hoà kém bền và hoá đơn tiền điện tăng theo cấp số nhân. Máy điều hoà sẽ phải làm việc quá tải khi phải làm mát chiếc tường nóng rực trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng.
Chú ý vị trí lặp đặt điều hoà đồng thời cả hai dàn nóng và lạnh
Do vậy, các gia đình nên lắp điều hoà ở vị trí râm mát thuộc phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà – nơi ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất.
Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh điều hoà
Điều hoà được xem như “lá phổi” của gia đình. Nếu không bảo dưỡng định kì, “lá phổi” ấy sẽ nhiễm bệnh do sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn trên dàn tản nhiệt. Để điều hòa hoạt động bền bỉ, phát huy khả năng làm lạnh tối ưu đồng thời bảo vệ sức khỏe người dùng, các gia đình nên vệ sinh và bảo trì toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh của máy từ 3 – 6 tháng/ lần.
Theo dõi video clip 5 sai lầm khi sử dụng điều hòa và kiểm tra xem gia đình bạn đã sử dụng điều hòa đúng cách chưa nhé!
PV