Thông tin dự án:
- Đơn vị thiết kế:GLA
- Địa điểm: quận Hoàn Thúy, Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
- KTS chủ trì: Peidong Zhu
- Đội ngũ thiết kế: Peidong Zhu, Guangxin Chen, Xiaochen Su, Zheng Rao, Lingfeng Xu, Jianjun Li, Jian Zhou, Weisheng Yu, Zhou Guo, Lihong Chen.
- Kĩ sư kết cấu: Phạm Văn Hoàng
- Diện tích: 7980 m2
- Năm thiết kế: 2018
- Ảnh: Li Yao
Mặt bằng tổng thể công trình.
Thông tin từ KTS: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Uy Hải tọa lạc tại một khu rừng thông đen Nhật Bản ven biển thuộc đông Uy Hải. Bệnh viện có tổng diện tích xây dựng khoảng 8000 m2. Nơi đây có vai trò là một trung tâm chăm sóc sức khỏe, gồm 3 khu: khu triễn lãm, khu điều dưỡng và khu y tế.
Vị trí xây dựng ban đầu vốn là một khu nhà gỗ trong tình trạng hư hỏng từ lâu. Việc lựa chọn vị trí khu đất này nhằm bảo tồn khu rừng thông đen một cách tốt nhất.
Thách thức được đặt ra là yêu cầu về hình thức kiến trúc truyền thống của chủ đầu tư. Đồng thời, hạn chế sự lạm dụng yếu tố truyền thống Trung Quốc như một kiểu kiến trúc và trang trí. Kiến trúc sư cùng chủ đầu tư đã đạt được một thỏa thuẩn chung. Đó là “mô phỏng nhưng không sao chép từ kiến trúc truyền thống”. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các kiến trúc sư đánh giá một số biển hiện đương đại của một sân truyền thống phía bắc Trung Quốc.
Phân loại sân trong và áp dụng
Sau hàng loạt các nghiên cứu trường hợp cụ thể, các KTS đã đưa ra quyết định thống nhất. Đó là “kế thừa cấu trúc tinh túy của sân trong kiểu Trung truyền thống bằng cách sử dụng quy mô và hình thức của nó”. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa giá trị văn hóa và tính thời đại được thể hiện qua vật liệu, chi tiết và kết cấu.
Cổng chính bệnh viện.
Các nhà thiết kế đã sắp xếp quy mô,trình tự và cấu trúc theo một hệ thống. Họ phân loại: sân có bốn vách tường, sân có hai bức tường và hai tòa nhà đứng đối diện và sân có bốn tòa nhà mỗi cạnh. Tùy theo những điều kiện của từng khu, các loại sân khác nhau được áp dụng và kết nối bằng hành lang theo trục bắc – nam và đông – tây. Từ đó, không gian công trình tái hiện lại cảm giác tầng chồng tầng của một gian sân trong kiểu Trung Quốc truyền thống.
Tận dụng lợi thế từ khu đất, các khoảng sân bao quanh khu vườn trung tâm, nửa mở đối diện rừng thông đen. Hành lang nối liền hai dãy nhà chia khu vườn trung tâm thành hai phần: một sân nửa mở và một sân nước. Việc các không gian quay xung quanh một sân lớn kèm theo các sân nhỏ trong khu vực đó tạo nên trải nghiệm phong phú về không gian.
Cảnh quan mặt nước công trình.
Tổng thể, công trình kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống miền bắc. Các vật liệu hiện đại hơn được sử dụng. Nhôm, thép, gỗ và đá mới đã thay thế gạch xám và gỗ truyền thống. Nhiều thiết kế hiện đại và đơn giản hơn được đưa vào các chi tiết cấu tạo để tái hiện phong cách truyền thống.
Sảnh đón được che mái và bọc bằng đá trắng, xám nhạt và nhôm xám. Hành lang xung quanh có tác dụng ngăn cách luồng giao thông của người và phương tiện. Đồng thời, chúng cũng tạo cảnh quan đặc sắc bởi các tấm màn, mành sáo và rừng thông.
Sảnh đón bệnh viện.
Phương pháp vay mượn cảnh quan đã được sử dụng ở nhiều nơi. Và trong công trình này, nó được thể hiện qua việc sử dụng rừng thông như một phần của sân. Sự tinh khiết và thanh lịch của sân và khung cảnh tráng lệ bên ngoài tạo ra sự phản chiếu tuyệt đẹp.
Ở lối vào chính, loại sân với bốn mặt là tường được áp dụng. Sự phản xạ tự nhiên của mặt nước phù hợp với chức năng và tạo sự thu hút cho lối vào bệnh viện. Lối vào phụ hướng Tây được thiết kế với sân hình vuông. Các hành lang với mái hiên và cửa sổ trên tường mang tính định hướng dẫn vào công trình.
Vị trí Drop-off
Khoảng sân thứ hai theo trục bắc – nam là một loại sân khác. Sân được bao quanh bởi hành lang và mái hiên. Khoảng trống hình tròn trong sân trong tứ giác phản ánh triết lý “trời tròn đất vuông” trong văn hóa Trung Hoa. Cảnh mưa trong sân thể hiện tính chất khác biệt giữa sự ấm áp – sự cô đơn trong mùa mưa – mùa khô.
Khoảng sân thứ hai.
Đi qua sảnh đón là có thể tiếp cận được loại sân thứ ba. Ba sân thuộc loại này bao lấy ba cạnh, mở rộng khung cảnh rừng thông. Từ tây sang đông, không gian biến hóa từ kín đến rộng mở hơn. Sân cỏ tập trung cho các hoạt động của con người, đến cảnh quan mặt nước đơn giản, đến cảnh quan mặt nước phức tạp với các ốc đảo và rừng thông.
Các công trình xung quanh tạo ra sự nối tiếp không gian với khu vườn trung tâm. Các cửa sổ tròn và “khung ảnh” hai bên sân tạo nên một cảm nhận trực quan về khung cảnh đẹp như tranh ở mọi nơi cho du khách.
Kiến trúc mới kiểu Trung Quốc không phải sự kết hợp của các yếu tố truyền thống mà là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại dựa trên kiến thức mới. Nó tạo ra các công trình với nét duyên dáng truyền thống dựa trên thẩm mỹ hiện đại.
Mặt bằng trệt công trình.
Vật liệu được sử dụng cho mái là các tấm aluminum. Mặt đứng là sự tổ hợp của các đừng phân chia theo phương dọc, cửa sổ đứng và các mảng lam kim loại sơn gỗ đứng. Tòa nhà hai tầng được đơn giản hóa cùng với chất liệu đá thuần.
Công trình bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc nằm gọn trong khu rừng thông rộng lớn. Sự kết hợp của kiểu sân trong truyền thống, kiến trúc Trung Quốc, vật liệu hiện đại và các cho tiết thủ công thể hiện sự phát triển của kiểu sân truyền thống về kiến trúc và quy mô.
Theo Archdaily
BD: PC | kienviet.net