Trong ngôi nhà, mỗi mét vuông đều rất quan trọng, do đó gia chủ cần cân nhắc khi bố trí các không gian chức năng, không nên lãng phí. Gia đình có thể bố trí khu vệ sinh dưới cầu thang tùy thuộc vào yêu cầu. Thông thường, phòng tắm dưới gầm cầu thang thiết kế theo phong cách tối giản. Gia chủ hãy chọn bồn cầu gắn trên tường, chậu rửa nhỏ để tiết kiệm diện tích.
Nhà tắm ở dưới cầu thang có tần suất sử dụng ít, nếu không gian thường xuyên sử dụng thì gia đình cần mở rộng diện tích, lên ý tưởng thiết kế giúp không gian sạch sẽ, không mùi, thông thoáng.
Không gian lưu trữ trong nhà tắm quan trọng vì vậy gia chủ chú ý bố trí tủ đựng đồ, móc treo khăn tắm, khăn mặt... Tùy theo diện tích không gian, gia đình lắp đặt thiết bị, nội thất phù hợp.
Phần không gian ngay dưới cầu thang có chiều cao hạn chế vì vậy gia chủ thường để trống. Gia đình có thể lắp bồn tắm, điều này giúp phòng tắm thẩm mỹ, tiện nghi hơn.
Để xây dựng nhà tắm dưới cầu thang, trước hết gia đình cần xác định diện tích gầm cầu thang, từ đó lên bản vẽ, tìm mẫu thiết kế phù hợp, dự trù kinh phí. Nếu không gian quá hẹp, gia chủ ưu tiên lắp đặt bồn cầu, hạn chế các thiết bị khác.
Không gian sống thể hiện phong cách thẩm mỹ của gia chủ vì vậy thiết kế nhà tắm cũng cần đồng nhất với toàn ngôi nhà. Trong ảnh, phòng tắm dưới gầm cầu thang thiết kế đơn giản, gạch ốp tường tông màu nhẹ nhàng, gia chủ bố trí gương tròn để tạo điểm nhấn cho không gian.
Trong không gian phòng tắm có diện tích chật hẹp, gia chủ chọn bồn cầu treo tường, lắp đặt thêm chậu rửa nhỏ và gương.
Không gian tắm tiện nghi phải đầy đủ các trang thiết bị, việc gia chủ lắp đặt một chiếc bồn tắm sẽ giúp nhà tắm trở nên sang trọng hơn. Sau một ngày làm việc, học tập, được ngâm mình trong chiếc bồn tắm là khoảng thời gian thư giãn. Để tạo sự đồng nhất, bồn tắm nên phù hợp với màu tường, nền nhà.
Ngọc Thi