1. Bếp nấu cùng chiều

Tại Nhật Bản, không gian sống trong các căn hộ thường rất nhỏ, vậy nên khu vực bếp càng chật hẹp hơn, khó có thể chứa được kiểu bếp góc chéo/bếp đôi truyền thống.

Vì vậy, người Nhật đã khéo léo sử dụng thiết kế "bếp nấu theo chiều dọc", tức là tận dụng tối đa khoảng cách chật hẹp để tạo ra không gian thuận tiện cho các hoạt động cơ bản như: bày biện thức ăn, rửa thức ăn và nấu nướng. Thiết kế kiểu này có ưu điểm là tối ưu hóa việc sử dụng diện tích mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 

380a607428e74850b72e347b91772d3f-17326094802251379819139-1732962129115-173296213107889707884.jpg

2. Phòng ăn và bếp tích hợp

Vẫn là câu chuyện diện tích nhà nhỏ hẹp, vậy nên người Nhật đã áp dụng thiết kế tích hợp bếp nấu và bàn ăn để tạo ra 1 không gian thoải mái, tiện nghi nhất có thể. Trong quá trình nấu nướng, bàn ăn có thể tận dụng làm nơi đựng thực phẩm. Nấu nướng xong, chỉ cần dọn dẹp 1 chút là chúng lại trở thành nơi ăn uống chính của căn nhà. 

Thậm chí, vào những lúc không sử dụng với mục đích nấu nướng, bàn ăn còn có thể tận dụng làm nơi học tập và làm việc.

6a5fec9d46b84513827501af005dfa12-17326094804091351573226-1732962131901-17329621324201336293473.jpg

3. Hạ thấp khu vực cửa vào

Nhật Bản vốn là đất nước có tần suất động đất cao, cho nên các ngôi nhà truyền thống thường khéo léo áp dụng thiết kế hạ thấp khu vực cửa vào, mục đích là tạo ra một bước nền thấp hơn so với phần còn lại của ngôi nhà. Thiết kế này được xem là một đặc trưng trong kỹ thuật xây dựng của người Nhật. 

Việc hạ thấp khu vực cửa vào sẽ giúp ngăn bụi và tạo cảm giác phân tách không gian bên trong ngôi nhà. Đồng thời nó còn đóng vai trò làm nơi đựng giày, phần nền nhà cao hơn sẽ được dùng làm ghế ngồi, thuận tiện khi tháo và xỏ giày dép. 

4c68f12441904f8a9f731891bc92444d-17326094804001529772746-1732962133320-1732962133810500599890.jpgd10d5ef3f66c4d9fb310f7658b827fbc-17326094804051188069012-1732962134340-1732962134558413097160.jpg

4. Gương chống sương mù trong phòng tắm

Phòng tắm của các gia đình Nhật Bản thường được chia thành 2 khu vực khô và ướt để thuận tiện sinh hoạt. Ở không gian này, người Nhật thường lắp đặt gương chống sương mù vì chúng mang lại nhiều tiện lợi, điển hình nhất là không bị mờ ngay cả khi có hơi nước nóng bốc lên. Mỗi khi tắm gội xong, họ có thể thong thả đứng trước gương để skincare và chỉnh trang vẻ ngoài, không cần đợi chờ hoặc tốn công lau chùi do gương bị mờ.

a49ce2695e754d2da1fb8947c2c8469c-17326094804141750311560-1732962135167-17329621354691787379588.jpg

5. Ngăn kéo tủ bếp

Người Nhật luôn có những cách hay để tận dụng từng cen ti mét diện tích. Trong không gian bếp chật hẹp, họ khéo léo thiết kế ngăn kéo tủ bếp, tạo ra không gian lý tưởng để dễ dàng lưu trữ đồ dùng một cách gọn gàng và ngăn nắp.

2719219184fd435a8a8553d2b6002f2b-1732609480419812964272-1732962137260-1732962137554224246036.jpg

6. Bàn đạp bồn tắm

Người Nhật có truyền thống tắm bồn từ khá lâu đời. Tuy nhiên không phải nhà nào cũng đủ diện tích để thiết kế những bồn tắm to rộng, vậy nên lựa chọn hợp lý sẽ là những bồn tắm sâu và hẹp. 

Khi sử dụng kiểu bồn tắm này, người Nhật kết hợp dùng thêm bàn đạp chân để dễ dàng ngồi xuống và đứng lên từ bồn tắm, tránh tình trạng gặp khó khăn dẫn đến trơn trượt và té ngã.

edit-7a431cbfd1cc4fccb2b0e7803a40198e-17326097308751801020534-1732962138263-17329621386871196585877.jpeg

7. Hộp đựng đồ

Người Nhật có đam mê bất tận với việc sắp xếp đồ đạc, thậm chí họ luôn giữ một niềm kiên định với sự gọn gàng và ngăn nắp. Dù là món đồ nhỏ hay lớn, tất cả đều phải phân loại kỹ càng và đặt đúng nơi đúng chỗ.

Theo đuổi sự hoàn hảo, người Nhật thường xây dựng thói quen xếp đồ vào các hộp đựng và dùng thêm giấy note để ghi chú. Điều này giúp họ vừa giữ được mọi thứ ngăn nắp vừa dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm.

c47aa1d7dbed4b2586846d8862cb8a33-17326094804281227004062-1732962139471-17329621397031796931260.jpg

8. Bồn rửa tay nhỏ

Phòng tắm ở Nhật Bản không chỉ thiết kế tách riêng khu vực khô và ướt mà còn phân chia rõ ràng 4 khu vực: vệ sinh, tắm, rửa mặt, giặt đồ. 

Để thuận tiện, ở ngay cạnh bồn cầu (khu vực vệ sinh) sẽ được thiết kế thêm 1 bồn rửa tay nhỏ. Mục đích là giúp người dùng có thể nhanh chóng rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, tránh phải di chuyển sang khu vực rửa mặt. Đôi lúc, trong trường hợp gấp gáp, chiếc bồn rửa tay này có thể trở thành giải pháp tiện lợi khi nhiều người sử dụng phòng tắm cùng lúc.

e8f6d76b1e4f4442b2c4239857fc88d7-1732609480431407784239-1732962140438-173296214108852267598.jpg

9. Loại bỏ bao bì sản phẩm

Trong văn hóa sinh hoạt của các gia đình Nhật Bản, đồ dùng (đặc biệt là các loại nguyên liệu nhà bếp) còn nguyên vẹn bao bì là điều rất hiếm gặp. Bởi các bà nội trợ Nhật rất giỏi trong việc lưu trữ đồ đạc. Họ có thói quen sắp xếp mọi thứ một cách có trật tự vào các hộp đựng hoặc lọ, giúp mọi thứ luôn trong trạng thái gọn gàng và ngăn nắp.

6bf6171d97d748dfbdd3d6d7085a3d48-17326094806001710481470-1732962141714-173296214187648994096.jpg

10. Tận dụng không gian đằng sau cánh cửa

Không rõ IQ của người Nhật là bao nhiêu, nhưng về khoản lưu trữ đồ đạc chắc chắn phải khiến nhiều người ngả mũ thán phục. 

Điển hình nhất là người Nhật rất thích tận dụng khu vực phía sau cửa phòng tắm để biến chúng thành một không gian lưu trữ gọn gàng. Thường thì vị trí này sẽ dùng để bảo quản các công cụ lau dọn nhà cửa, bằng cách dùng những móc treo dán tường để gắn các món đồ lên đó.

9f471c6e82ac409cba0f7432ea3195c0-17326094806041396981382-1732962142578-17329621428452107627988.jpg

Nguồn: Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022