Thông tin Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa bị buộc thôi học tại Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM đang gây xôn xao dư luận. Cụ thể, theo danh sách sinh viên bị buộc thôi học vì vi phạm quy chế tại trường, người đẹp quê Hà Nội đã bỏ trắng một học kỳ.

5fxla0wy781-9t7821hhwi2-v0f0q3g7213.jpg Xôn xao việc Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa bị buộc thôi học.

Câu chuyện kể trên nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Từ đó cũng kéo theo tranh cãi về giới sắc đẹp tại Việt Nam. Một số người cho rằng, thi hoa hậu là nhan sắc và không cần quan tâm quá nhiều về trình độ học vấn của các người đẹp. Một số ý kiến khác nhận xét, hoa hậu không chỉ đẹp mà còn là một người phụ nữ tri thức với lối tư duy hiện đại.

Chưa có quy chế ràng buộc thi hoa hậu phải bắt buộc cần bằng đại học

Tại Việt Nam, các cuộc thi Hoa hậu chỉ yêu cầu các ứng viên có bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông mà không cần phải có bằng đại học. 

Bởi lẽ, hầu hết các tổ chức đều cho phép cho các thí sinh từ đủ 18 tuổi là có thể tham gia cuộc thi. Như vậy, để có một tấm bằng đại học ở độ tuổi 18 đến 20 là một điều hoàn toàn không thể. Đó cũng là lý do các cô gái như Đỗ Thị Hà, Thiên Ân, Ngọc Châu, Ý Nhi đăng quang danh hiệu hoa hậu trong lúc chưa sở hữu bằng đại học.

tvkyp9ect11-u1faonk6so2-ln8c0e6qvw3.jpg Nhiều hoa hậu đăng quang cũng vướng tranh cãi khi chưa tốt nghiệp đại học.

Tiêu chí nào để chọn ra một hoa hậu?

Bà Phạm Kim Dung - trưởng BTC Miss World Vietnam 2023 từng đưa ra quan điểm: "Không chỉ riêng cuộc thi Miss World mà các cuộc thi nhan sắc nói chung, tiêu chí đầu tiên chính là sắc đẹp. Song song với đó là tiêu chí “Sắc đẹp vì mục đích cao cả”, những dự án nhân ái với mục đích đóng góp cho cộng đồng. Tiếp theo là tri thức. Những yếu tố trên chính là ba tiêu chí mà cuộc thi Miss World hướng tới và cuộc thi Miss World Vietnam cũng sẽ như thế."

Trong khi đó, ông Trần Việt Bảo Hoàng - giám đốc Miss Cosmo đưa ra các yêu cầu khi chọn hoa hậu: “Dám nói, dám làm, nói ít làm nhiều, làm nhiều hơn những điều mình nói”.

jdwc6deu8q1-38vc8hahp32-cuvl298ce73.jpg Xuân Hạnh được xem là một trong những bước chuyển mình của tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam khi là nàng hậu duy nhất đã tốt nghiệp ở thời điểm đăng quang.

Có thể thấy, các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế đã tập trung nhiều hơn về khả năng ứng xử và các dự án cộng đồng mà các người đẹp mang đến cuộc thi. Bởi người đăng quang phải là một cô gái hội tụ đầy đủ những hào quang, kỹ năng và kiến thức cần có để trở thành một Hoa hậu. Việc học đại học, tốt nghiệp và đã có bằng cấp chính thống hay chưa không quan trọng bằng việc kiến thức và các dự án cộng đồng của bạn mang đến cuộc thi.

Học vấn có ý nghĩa quan trọng

Chuyện mang đến một dự án cộng đồng tốt và có giá trị, trước nhất thí sinh phải là một người có kiến thức và có trình độ. Tấm bằng đại học không chỉ là thước đo để đánh giá một người phụ nữ đẹp, mà còn giúp cho người phụ nữ trở nên có sức ảnh hưởng với cộng đồng.

Một huấn luyện viên của Miss Universe từng chia sẻ: "Chúng tôi không tìm người mẫu, chúng tôi tìm nữ hoàng. Người mẫu đi đẹp, hình thể đẹp, còn nữ hoàng phải biết 'nói'. Cô ấy phải thu hút được người đối diện bằng chính những thông điệp và truyền cảm hứng đến người khác".

zwv9b7x8nn1-5lnj1j55u02-s710lmke6f3.jpgHarnaaz Sandhu - Miss Universe 2021 là một cô gái không chỉ có sắc mà còn có tài. Ở tuổi 21, Harnaaz đã có trong tay bằng cử nhân công nghệ thông tin và đang theo học thạc sĩ ngành Quản lý công trường Cao đẳng Chính phủ dành cho nữ.

Như vậy, việc học đại học và tốt nghiệp đại học không phải là điều kiện cần trong một cuộc thi hoa hậu nhưng có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của một cô gái mang danh xưng hoa hậu. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022