nghe-thuat-tu-choi-nhan-them-viec-tu-sepdocx-1673870574844.jpeg

Nghệ thuật từ chối nhận thêm việc từ sếp là gì? (Ảnh: Getty Images).

Từ khi đi làm, tôi đã rèn luyện bản thân phải nói "có" với mọi thứ. Bởi tôi nghĩ rằng, nhận được công việc càng nhiều thì càng tốt cho sự nghiệp của mình. Tôi sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi hơn, sẽ được trả lương cao hơn và được thăng chức nhanh hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ như vậy.

Rất khó để có thể từ chối lời đề nghị của sếp khi họ yêu cầu bạn tham gia những nhiệm vụ bắt buộc, lãnh đạo một dự án mới hoặc đảm nhận một trách nhiệm khác trong nhóm. Bạn có thể lựa chọn từ chối hoặc có thể miễn cưỡng nhận và cảm thấy choáng ngợp trước khối lượng công việc ngoài mong muốn.

Vì vậy, khi sếp yêu cầu bạn đảm nhận thêm công việc ngoài mong muốn thì hãy học cách từ chối khéo léo dưới đây.

Hãy nói với sếp về những công việc bạn đang thực hiện

Hãy cho sếp xem lại những công việc bạn đang làm (Ảnh: Forbes).

Nhà lãnh đạo cũng là những con người bình thường, khi phải điều hành toàn bộ tiến trình hoạt động của cả công ty, họ có thể quên mất những công việc ban đầu giao cho nhân viên. Không theo sát được cụ thể từng công việc mà các thành viên trong công ty đang làm.

Vì vậy, trước khi sếp giao thêm công việc cho bạn, hãy cho họ xem lại những công việc bạn đang làm.

Để dựa vào cơ sở đó, họ giúp bạn sắp xếp lại thứ tự công việc ưu tiên. Ngoài ra, họ sẽ giải thích cho bạn nhiệm vụ mới này có sự liên kết gì với công việc bạn đang làm nếu có. Hoặc từ đó họ sẽ đổi ý và không giao thêm công việc cho bạn.

Nếu bạn đã đồng ý hãy từ chối với những điều khác

Nếu bạn nói đã đồng ý với những gì sếp đề nghị bạn đảm nhận, hãy nghĩ xem bạn có thể nói từ chối những điều gì khác không.

Tôi đã từng đưa ra lời đề nghị với ông chủ nơi làm việc cũ rằng: "Tôi hiểu rằng bây giờ ông muốn tôi thực hiện dự án mới này. Hay là chúng ta nên tạm dừng dự án đang thực hiện trong quý này lại và thực hiện tiếp vào quý tới".

Ông ấy đồng ý và rất biết ơn vì tôi chủ động đưa ra ý kiến đó. Bởi ông không nhớ rõ toàn bộ những công việc mình đã giao cho nhân viên thực hiện.

Để có thể đảm bảo công việc trong thời kỳ kinh tế khó khăn nói chung và đem lại năng suất cao cho công ty nói riêng, chúng ta nên tập trung vào chất lượng chứ không phải số lượng.

Hãy nhớ rằng bạn càng đảm nhận nhiều công việc, hiệu quả của bạn đối với từng công việc có thể giảm dần đi và không thể đảm bảo chất lượng cho từng công việc cụ thể.

Nếu bạn không thể thực hiện những công việc mà bạn đã đồng ý đảm nhận thì nó có thể tạo ra những rủi ro tác động ngược lại dự định của bạn.

Trao cơ hội cho người khác

Hãy trao cơ hội đó cho những đồng nghiệp mong muốn thực hiện (Ảnh: Ifeel).

Nếu bạn không đảm nhận hết được toàn bộ công việc thì đừng "tham lam". Hãy trao cơ hội đó cho những đồng nghiệp mong muốn thực hiện.

Hãy nhớ rằng không ai muốn thực hiện những việc mà mình bị giao hoặc được giao khi bản thân chúng ta chưa đồng ý. Nếu muốn người khác thay thế mình nhận công việc, hãy khéo léo thăm dò về sở thích trong công việc của họ và tìm hiểu cách họ đang cố gắng nâng cao kỹ năng của bản thân trong hiện tại. Sau đó, bạn hãy đưa ra lời đề nghị để họ có thể suy nghĩ và thay thế mình thực hiện.

Nói "không" với lời đề nghị của sếp không bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng khi bạn đồng ý với tất cả những yêu cầu đưa ra, dù bạn có nhận ra hay không thì nó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm sao nhãng những việc mà bản thân đang thực hiện.

Đưa ra lời từ chối cũng quan trọng như việc đồng ý. Nói "không" với lời đề nghị của sếp cũng là một kỹ năng quan trọng chúng ta nên học để thành công trong sự nghiệp.

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022