5-meo-nho-giup-ban-bat-nhip-cong-viec-sau-tet-de-dang-hon-nhat-khoabao-dan-tridocx-1675235029539.jpeg

Bạn trẻ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ dài (Nguồn: FlexJobs).

Một dịp lễ Tết nữa lại qua đi, người người lại đang dần quay lại những chuỗi ngày bộn bề công việc. Tuy vậy, vì chúng ta đã chớm thích nghi với sự vắng mặt của deadline trong mấy ngày nghỉ xuân nên chuyện trở lại guồng quay "đầu tắt mặt tối" như mọi khi thật không dễ dàng chút nào. Cùng báo Dân Trí điểm qua một vài mẹo giúp chuyện đi làm sau Tết không còn là ác mộng và đắn đo nữa nhé.

Sắp xếp lại email

Email ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt với dân công sở. Việc dọn sạch sẽ, tươm tất email cá nhân được ví như một cách bạn "lọc" bớt những ưu phiền cũ để bắt đầu một giai đoạn làm việc bùng cháy hơn. Bạn có thể phân loại email theo từng dự án, đánh dấu sao những email quan trọng, giải quyết những email còn tồn đọng, xóa đi những email quảng cáo gây phiền nhiễu.

Email ở nơi làm việc cũng giống như ngôi nhà thu nhỏ của bạn vậy, không thể cứ mãi chất đầy thế luôn được, cần được quét dọn và chăm chút thật gọn gàng. Hơn thế nữa theo The Good Planet, việc dọn mail còn giảm đi lượng carbon thải ra từ năng lượng điện máy tính, ước tính cứ 50 email được xóa sẽ giúp giảm 175g khí carbon được thải ra.

Đặt mục tiêu hợp lý sau kỳ nghỉ

Đôi khi, sau kỳ nghỉ, điều bạn cần đạt được trong công việc chỉ là những mục tiêu nhỏ và vừa sức (Nguồn: Achieva Life)

Bà Jalie Cohen, phó giám đốc tập đoàn Adecco, chia sẻ rằng trong tuần đầu đi làm trở lại chẳng ai buộc bạn phải hoàn thành nhanh gọn công việc được giao cũng như giải quyết những tình huống bất trắc một cách chỉn chu và hoàn hảo. Tuy vậy, bà cũng cho rằng mỗi người nên có cho mình những đề mục "ưu tiên" khi quay trở lại công việc, chỉ cần tập trung xử lý chúng, và đừng nên ôm đồm những việc không thuộc về mình..

Kiểm tra sơ bộ về những ngày tiếp theo mình cần làm gì

Bạn hoàn toàn có thể email sếp để hỏi thông tin về những sự kiện quan trọng được định sẵn trong tuần, cũng có thể hỏi đồng nghiệp, nhân sự công ty để nắm rõ lịch trình, thời gian các buổi họp... Sự chuẩn bị trước như thế sẽ dần giúp đưa đầu óc bạn trở lại với công việc một cách nhẹ nhàng và chậm rãi.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nói ra

Nghiên cứu từ trường USC Marshall School of Business cho thấy rằng khi hai người đồng nghiệp chia sẻ những lắng lo, phiền muộn cho nhau nghe, thì chỉ số căng thẳng của cả hai đều đồng thời giảm đi. Không những là một giải pháp giúp đẩy năng lượng, trò chuyện với đồng nghiệp còn giúp mối quan hệ của các bạn bền chặt hơn, và hơn hết là bạn có cơ hội nghe được những góp ý từ góc độ khách quan của người khác về vấn đề của mình

Tự tạo những niềm vui nhỏ trong và sau giờ làm việc

Ông Andre Heinz, quản lý của nhà cung cấp phần mềm Celonis chia sẻ rằng: "Bên cạnh những lo sợ kể trên, những ngày đầu quay lại công việc, đặc biệt là sau dịp năm mới vẫn mang lại cho mỗi chúng ta nhiều phấn khích.

Vì vậy, để tiếp lửa cho niềm vui sẵn có ấy, các công ty có thể xem xét tổ chức và triển khai các hoạt động gắn kết, chơi trò chơi tập thể, ăn trưa cùng nhau hoặc các buổi gặp mặt đầu năm để nhân viên có thêm phấn chấn và hứng thú làm việc." Tuy vậy, theo bà Latih Marsaweh, nếu bạn cảm giác bản thân không có bất kỳ hứng khởi đi làm, có thể đây là thời điểm bạn nên cân nhắc quyết định nhảy sang một công việc khác phù hợp hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022