Giáo sư Trương Nguyện Thành có gần 40 năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Ông là tiến sĩ khoa học ngành Hóa và Tính toán tại trường Đại học Minnesota (Mỹ); tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý và trở thành giáo sư chính môn Hóa lượng tử ở trường Đại học Utah (Mỹ) vào năm 1992.

Quyết định rời Mỹ để về Việt Nam cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, ông nổi tiếng với các quan điểm về tư tưởng giáo dục mới, lời khuyên bổ ích cho sinh viên trước ngưỡng cửa tương lai.

Mới đây, trong chương trình Talksoul, "Giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành đã có những chia sẻ dí dỏm về một kỷ niệm khiến ông nhớ mãi trong quá trình học tập bên Mỹ của mình.

Giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ về "Bài học về sự tự tin không đúng chỗ"

Cụ thể vào năm học lớp 12, thầy giáo Vật lý có đưa cho "Giáo sư quần đùi" một chiếc máy tính cầm tay và bảo ông cầm lấy để tính toán thuận tiện hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, thay vì nhận lấy nó thì ông lại tuyên bố dõng dạc rằng: "Em không cần, mấy cái này em tự làm được".

Thấy phản ứng của học trò như vậy, thầy giáo của Giáo sư Trương Nguyện Thành không nói năng gì. Mãi đến tận hôm sau thầy mới mới hỏi ông: "Thành, em nghĩ rằng là em có thể giải bài không cần cái máy tính này mà vẫn làm tốt đúng không? Bây giờ chúng ta thử làm một thí nghiệm nhé!".

Nói là làm, thầy ghép cặp "Giáo sư quần đùi" với một bạn học yếu nhất lớp thời điểm bấy giờ để xem ai giải 3 bài toán nhanh hơn. Khác biệt ở chỗ "Giáo sư quần đùi" phải tính chay bằng tay, còn bạn "đối thủ" kia được sử dụng máy tính để tính toán. Rồi điều gì phải đến cũng đến, khi Giáo sư Trương Nguyện Thành còn chưa giải xong bài đầu tiên thì bạn học sinh được coi là yếu nhất lớp kia đã hoàn thành bài cuối cùng.

Sau khi kết quả thắng thua được phân định, thầy nói một câu làm Giáo sư Trương Nguyện Thành nhớ mãi: "Thực sự trong cuộc sống, đặc biệt là khi em phải ra đời, cái quan trọng là phải giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, chính xác càng tốt. Sếp của em, họ không cần quan tâm em dùng công cụ gì để hoàn thành nhiệm vụ, em vận dụng kiến thức ra sao để giải quyết các vấn đề. Họ chỉ cần biết em có giải quyết các vấn đề chính xác, hiệu quả và nhanh chóng không thôi".

Nghe câu phân tư của thầy giáo, Giáo sư Trương Nguyện Thành lúc đấy chỉ biết gãi đầu mà thốt lên rằng: "Ui, hóa ra mình tự tin không đúng chỗ".

photo-1-1692620034128520738595.jpg

Sự nghiệp học hành của Giáo sư Trương Nguyện Thành này không hề "thuận buồm xuôi gió" như mọi người thường nghĩ

Đó chỉ là một trong những lát cắt trong hành trình học hành tại Mỹ của "Giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành. Không phải ai cũng biết, sự nghiệp học hành của vị giáo sư này vô cùng gian truân, ông phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả mới có thành công được như ngày hôm nay.

Khi còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên vừa học ông vừa phải làm lụng vất vả không biết bao nhiêu là việc từ bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn để mưu sinh. Con đường học vấn của vị giáo sư này chỉ thật sự sang trang mới khi vào năm lớp 12, ông "lọt vào tầm ngắm" của thầy giáo dạy toán.

Theo đó, trong một buổi học, người thầy này đưa ra vài bài toàn mẹo cho cả lớp, khiến các học sinh giỏi không ai biết. Giáo sư Trương Nguyện Thành khi ấy được ví như cậu học sinh "tép riu" gần nhất lớp đứng lên xin trả lời làm thầy và các bạn ngạc nhiên. Với niềm tin tưởng của thầy giáo, cùng với nỗ lực tự thân, ông trở nên tự tin hơn vào bản thân và dành nhiều thời gian cho việc học.

Sau đó, ông đã thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Sài Gòn nhưng chỉ vài tháng ông bỏ học và cùng hai em trai sang Mỹ vào năm 1980. Để tiếp tục con đường học hành, sau khi sang Mỹ, ông ôn thi vào một trường trung học ở Mỹ. Rào cản ngôn ngữ khiến ông vất vả mãi mới hoàn thành chương trình. Không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, ông vẫn cố gắng học tập và thi đỗ vào trường Đại học North Dakota.

Tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Hóa học, ông có 4 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế. Tiếp đó, ông học thẳng lên tiến sĩ và lấy bằng vào năm 1990, rồi tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ. Thời gian này, ông giành được học bổng của Quỹ khoa học quốc gia cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng.

Năm 1992, Trương Nguyện Thành được mời về giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah. Ông được đánh giá là một trong những nhà khoa học trẻ triển vọng của Mỹ, được cấp bằng giáo sư cao cấp.

Năm 2017, ông tạm nghỉ và về Việt Nam làm Hiệu phó Đại học Hoa Sen và rồi Hiệu phó tại Đại học Văn Lang (TP.HCM). Hiện ông dành thời gian nhiều hơn ở Việt Nam để tư vấn cho các tổ chức giáo dục.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022