Các bậc phụ huynh có biết điều gì làm con mình sợ hãi nhất không? Tôi tin rằng, đối với mọi bậc cha mẹ, đây đều là một vấn đề không hề nhỏ. Bởi vì công việc bận rộn hàng ngày, ít khi quan sát và chú ý đến tình trạng tâm lý của trẻ, đến khi có thời gian để tâm mới phát hiện ra con mình trở nên nhút nhát, e thẹn, dính người từ bao giờ. Nhiều phụ huynh sẽ thắc mắc: Sao bé nhà tôi trước kia hoạt bát, hiếu động lắm mà giờ lại thành thế này?

Có thể, nguyên nhân không hề nằm ở trẻ, mà lại nằm ở cha mẹ. Trong cuộc sống bận rộn, liệu phụ huynh có vô tình làm những điều gì đó khiến con mất đi cảm giác an toàn, trở nên sợ hãi và lo lắng, và từ đó học được cách bảo vệ mình bằng những cảm xúc tiêu cực và hành động không?

Dưới đây là 5 điều mà trẻ sợ nhất, cha mẹ nhớ xem xét và thay đổi:

1. Để trẻ một mình ở nhà

Nhiều người nói rằng việc để trẻ ở nhà một mình rất dễ xảy ra tai nạn. Quả thực là như vậy, và những tai nạn này không chỉ về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Trẻ sẽ nhớ rất rõ mọi vật dụng trong nhà khi quá chán chường, và sau một thời gian có thể dẫn đến tâm lý khép kín và nhận thức hạn chế. Khi bạn đưa trẻ ra ngoài chơi, chúng sẽ cảm thấy sợ hãi và gặp khó khăn trong giao tiếp, bởi vì mọi thứ đối với chúng đều là xa lạ và không quen thuộc.

photo-2-17083338546601000127460.jpg

Ảnh minh họa

Cha mẹ bận rộn kiếm sống là điều có thể chấp nhận, nhưng trong thời gian rảnh rỗi, cần phải dành thời gian bên con cái, nâng cao chất lượng của việc ở bên cạnh nhau, chẳng hạn như: trong thời gian nghỉ ngơi, cố gắng đưa trẻ ra ngoài đi dạo, hoặc thăm nhà hàng xóm, để trẻ làm quen với thế giới bên ngoài gia đình, tăng cường tiếp xúc với môi trường xung quanh, qua đó cải thiện khả năng thích nghi của trẻ và cũng cần chú ý đến sức khỏe dinh dưỡng của trẻ nữa nhé.

2. Cha mẹ ra ngoài không nói trước hoặc chào con

Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ, hay khóc lóc và dính người nên thường lẻn đi một cách lén lút, hoặc khi đi ra ngoài mà trẻ vẫn chưa thức giấc thì cũng kệ luôn, không nói với trẻ. Thực tế, cách làm này không tốt chút nào, đặc biệt là khi trẻ chưa đi nhà trẻ, rất dễ làm tăng căng thẳng tâm lý ở trẻ cũng như khiến trẻ trở nên phụ thuộc hơn.

Thực tế, điều cha mẹ cần làm là tôn trọng cảm xúc và cảm nhận của trẻ, cho trẻ biết rằng thực tế cha mẹ không hề rời xa chúng, ví dụ: trước khi đi, nên nói một lời với trẻ, để trẻ hiểu vì sao cha mẹ ra ngoài, cha mẹ đi đâu. Nếu trẻ vẫn chưa thức giấc, thì nên gọi điện cho trẻ sau đó một lúc để nói chuyện, đều là những hành động tốt.

3. Cha mẹ cãi vã trước mặt trẻ

Cãi vã trước mặt trẻ là một hành động vô cùng không hợp lý, nếu thường xuyên ở trong môi trường như vậy, trẻ dễ trở nên cô đơn hoặc chai lì cảm xúc bởi vì chúng không hề biết vì sao cha mẹ lại cãi vã, chúng chỉ có thể dựa vào biểu cảm và giọng điệu của cha mẹ để suy đoán và đánh giá, dẫn đến việc rất dễ hiểu lầm rằng cha mẹ không yêu thương mình.

photo-1-17083338537222132807305.jpg

Ảnh minh họa

Cha mẹ cần học cách kiểm soát giọng điệu khi trò chuyện với nhau, đối với những chuyện nhỏ nhặt không nên dễ dàng nổi giận, ngay cả khi giận dữ cũng nên nói chuyện với đối phương bằng giọng điệu nhẹ nhàng và ôn hòa, hoặc có thể che tai trẻ và sau đó an ủi trẻ. Nếu thực sự quá tức giận và không thể kiểm soát được, cần cho trẻ rời đi hoặc nhờ người khác chăm sóc trẻ một lúc.

4. Thà ngồi chơi điện thoại cũng không chơi cùng trẻ

Tương tác giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng, và khi trẻ đánh giá liệu một người có thích mình hay không, trẻ sẽ xem xét liệu họ có muốn chơi cùng mình không. Nhiều bậc phụ huynh khi bận rộn với công việc hoặc bị chìm đắm trong điện thoại thì thường đặt đồ chơi trước mặt trẻ để chúng tự chơi, nếu cứ thế lâu dài, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dễ trở nên xa cách và căng thẳng, thiếu sự giao tiếp.

5. Cha mẹ luôn nói "Không" với mỗi việc trẻ làm

Trong quá trình lớn lên của trẻ, có rất nhiều điều cần được cải thiện và nhiều việc không nên làm. Dẫu vậy, cha mẹ không thể chỉ dùng một từ "Không" đơn giản để từ chối mọi yêu cầu của trẻ, thay vào đó nên mở rộng câu chuyện, giúp trẻ dễ dàng hiểu hơn. Nếu không, rất dễ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và làm giảm đi khao khát khám phá xung quanh của chúng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022