Theo SCMP, một bức ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của một lớp học ở Trung Quốc đã lan truyền rộng rãi trên MXH.

Được biết, vụ việc xảy ra vào tháng 6/2022, một giáo viên họ Wang hiện đang công tác ở trường tiểu học hàng đầu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đang đạp xe đi làm thì bắt gặp một cậu bé được mẹ lái xe đưa đi học.

Cả hai lịch sự chào hỏi lẫn nhau tuy nhiên khi cô Wang đến văn phòng của giáo viên thì thấy tin nhắn lớp dành cho giáo viên và phụ huynh ở Wechat có gắn tag tên cô.

photo-2-1680007518484947425488.jpg

(Ảnh: SCMP)

Lúc đầu lời nói của phụ huynh rất tế nhị, đề nghị cô giáo hãy dừng việc đạp xe đi làm mà mua một chiếc ô tô để đỡ bất tiện việc nắng mưa. Cô Vương cho rằng phụ huynh lo cho mình nên giải thích đi xe đạp sẽ tốt cho sức khỏe hơn, còn nếu trời mưa sẽ đi bộ đi làm.

"Cô Vương đừng đạp xe nữa. Tốt hơn hết cô nên mua một chiếc ô tô", mẹ của cậu bé có biệt danh Rongrong gửi tin nhắn trong nhóm trò chuyện bao gồm cả phụ huynh và giáo viên.

"Nếu trời mưa, tôi sẽ không đạp xe. Tôi sẽ đi bộ đến trường. Dù sao, đi bộ cũng tốt cho sức khỏe của tôi", cô Wang trả lời.

Lúc này, người mẹ mới tiết lộ lý do thực sự của việc yêu cầu giáo viên lái xe đi làm. Cô ấy tức giận mắng cô giáo:

"Con trai tôi đã đi xe BMW từ khi mới sinh ra. Những người xung quanh khu tôi ở đều có xe hơi sang trọng. Cô là giáo viên của con tôi, nhưng cô lại đi xe đạp. Theo cô, con tôi sẽ nghĩ gì khi thấy điều này?".

"Rongrong sẽ nghĩ gì về việc tôi đi xe đạp sao?", cô giáo bối rối hỏi lại.

Người mẹ giải thích: "Mỗi ngày tôi đều dặn Rongrong chăm chỉ học hành để sau này thành tài. Và khi thấy chính cô giáo của mình đạp xe đi làm, con tôi sẽ nghĩ gì?

Nó chắc chắn sẽ nghĩ rằng một giáo viên không thể kiếm được tiền và việc học tập là vô ích. Cô làm việc chăm chỉ suốt nửa đời người nhưng mức sống của cô còn không bằng con gái tôi vì nó đã có một chiếc BMW để ngồi kể từ khi chào đời. Tôi nghĩ rằng nó sẽ không học hành chăm chỉ trong tương lai nữa nên tất cả là lỗi do cô".

Không rõ liệu giáo viên chủ nhiệm có phản hồi lại vị phụ huynh này hay không nhưng các phụ huynh khác sau khi chứng kiến cuộc hội thoại đã lập tức chỉ trích người phụ nữ này và đưa ra lý lẽ để bảo vệ cô Wang.

- "Sao mẹ của Rongrong có thể nói những lời như vậy? Nếu chị lo ngại giáo viên đi xe đạp có thể ảnh hưởng đến việc học của con chị thì sao chị không rút ra một khoản để mua xe tặng cô?", một phụ huynh trong nhóm bức xúc nói.

- "Gia đình chị giàu quá mà chỉ trích cô Wang không có tiền để mua ô tô? Tại sao chị không mua tặng cô giáo một chiếc ô tô đi? Thật là một phụ huynh có suy nghĩ kì lạ", một phụ huynh khác nhận xét.

Lỗi không tại hoàn cảnh

Cha mẹ luôn muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Thế nhưng có một sự thật rằng, những đứa trẻ lớn lên trong sự chiều chuộng như một lẽ hiển nhiên, sẽ không bao giờ cảm nhận được vị ngọt của cuộc sống. Chỉ có cách để chúng sớm nếm trải mùi vị cay đắng, chúng mới nỗ lực theo đuổi vị ngọt cuộc đời.

Đặc biệt, việc cha mẹ muốn con cái có cuộc sống sung túc sau này không có gì sai, nhưng không nên quá coi trọng tiền bạc. Câu chuyện trên chính là kết quả của sự giáo dục sai lầm đến từ phía gia đình.

photo-1-1680007514634361520424.jpg

Khi giáo dục con trẻ cố gắng đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thực ra nếu gia đình có điều kiện, cuộc sống khá giả sẽ là cơ sở kinh tế tốt nhất để tạo môi trường giáo dục trẻ một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, để nuôi dạy con hiệu quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp tác động từ phía phụ huynh. Trách nhiệm, tình yêu thương và kỹ năng giáo dục, dạy dỗ con của cha mẹ là những yếu tố quan trọng, quyết định việc hình thành các phẩm chất và năng lực của trẻ.

1. Dạy con giàu lòng yêu thương, kỹ năng biết quản lý đồng tiền

Những đứa trẻ được tôi luyện từ nhỏ sẽ hiểu ý nghĩa thực sự của cuộc sống hơn và trân trọng mọi thứ chúng có hơn. Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ này sẽ hiểu được niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, chúng cũng có xu hướng tự tin hơn so với bạn bè đồng chăng lứa.

2. Dạy con biết làm chủ những nhu cầu của bản thân

Cho con cùng chứng kiến hoặc tham gia hạch toán việc thu chi hàng tháng của gia đình. Khi trẻ hiểu gánh nặng tài chính mà cha mẹ phải lo liệu, trẻ sẽ tự điều chỉnh, kiềm chế những đòi hỏi không phù hợp của bản thân.

Cuối cùng thì, cha mẹ đừng để trẻ lựa chọn sự an nhàn thoải mái trong khi chúng có thể chịu đựng được khó khăn. Bởi những khó khăn mà trẻ chịu đựng ngày hôm qua và hôm nay sẽ là nền tảng để chúng có được một tương lai tốt đẹp vào ngày mai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022