Trên fanpage chính thức của trường Đại học Hà Nội (HANU), trường thông báo vào năm 2024 sẽ bắt đầu tuyển sinh ngành mới là Công nghệ tài chính (Fintech) với tổng số 75 chỉ tiêu ở các khối A01 và D01. Theo lãnh đạo Đại học Hà Nội, đây là chuyên ngành mang tính ứng dụng thực tế cao, người học được đào tạo kỹ năng áp dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Khi theo học chương trình này, sinh viên sẽ được học toàn bộ nội dung chuyên ngành bằng tiếng Anh, giúp tiếp cận nhanh với các kiến thức mới trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như tăng cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với nước ngoài.

photo-3-1714309789816164560742.jpg

Đại học Hà Nội

Công nghệ tài chính là gì?

Công nghệ tài chính là lĩnh vực mới, một phần tất yếu của quá trình chuyển đổi số. Sự kết hợp giữa hai từ tiếng Anh "Finance" (tài chính) và "Technology" (công nghệ) đã tạo nên khái niệm Fintech (công nghệ tài chính) đang "làm mưa làm gió" trên mọi nền tảng tìm việc làm lớn hiện nay.

Fintech tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm dịch vụ mới hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Người học chuyên ngành Fintech còn có hiểu biết về Marketing, có khả năng làm nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng hiệu quả, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, tạo ra dịch vụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu thị trường và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

photo-2-17143097889681388720953.jpg

Ảnh minh họa

Không chỉ HANU, hiện nay cũng có một số trường đào tạo về ngành này như: Học viện Ngân hàng; Đại học Kinh tế TP.HCM; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM); Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM...

Theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo những cần thiết cả về tài chính lẫn công nghệ thông tin. Một số môn học liên quan đến ngành học này có thể kể đến như:

- Kinh tế học: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các nền kinh tế thị trường. Và các nguyên tắc cơ bản của kinh tế vi mô và vĩ mô.

- Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên sẽ học được khái niệm và thực tiễn về tài chính doanh nghiệp. Gồm có phân tích tài chính, kế toán, quản lý vốn,…

- Kế toán: Hiểu về các nguyên tắc và phương pháp kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị,…

- Kiểm toán: Có được kiến thức về những nguyên tắc và phương pháp kiểm toán. Cụ thể là kiểm toán tài chính, kiểm toán nội bộ,…

Bên cạnh đó, sinh viên ngành công nghệ tài chính cũng được đào tạo các kiến thức chuyên sâu như:

- Khoa học dữ liệu: Giúp sinh viên có khả năng thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu về các thuật toán và mô hình học máy.

- Trí tuệ nhân tạo: Các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… được đào tạo bài bản cho sinh viên.

- Blockchain: Tiếp thu những kiến thức về công nghệ blockchain như cơ chế đồng thuận, bảo mật,…

Học ngành này ra làm gì?

Các vị trí công việc mới như: Các vị trí về khoa học dữ liệu; Kỹ sư tài chính; Chuyên viên quản lý công nghệ; Chuyên viên quản trị rủi ro công nghệ tài chính; Kỹ sư an ninh mạng công nghệ tài chính; Chuyên viên phát triển sản phẩm công nghệ tài chính...

photo-1-1714309787779312473458.jpg

Ảnh minh họa

Báo cáo Hướng dẫn lương mới nhất của Adecco cho thấy, vào năm 2022, trước đà phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế nhờ chuyển đổi số và đổi mới sản phẩm, các tài năng công nghệ có tay nghề cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, FinTech, blockchain sẽ dẫn đến cuộc chiến cạnh tranh nhân lực gay cấn nhất dành cho các công ty công nghệ. Đặc biệt là việc nhanh chóng đón đầu mọi xu hướng công nghệ mới của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam dẫn đến nhu cầu cao ở các vị trí CIO, Solution Architect, DevOps và các vai trò kỹ sư khác.

Theo "Báo cáo Vietnam IT Market Report - Developers Recruitment State 2021" của TopDev mức lương ngành FinTech ở mức cao và đứng trong top 3 các ngành công nghệ. Đây được coi là ngành thật sự cần thiết đối với các ngân hàng và tất cả các hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022