roinuoc-1577241490_680x0.jpg

Tối 24/12, ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐHQG TP HCM) tổ chức chung kết cuộc thi Điều khiển robot múa rối nước 2019. Cuộc thi thu hút hơn 50 đội tranh tài vòng loại và 15 đội vào chung kết.

Từ 16h, các đội thi tập trung tại Thủy đình trong khuôn viên trường. Thầy Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường, cho biết đây là lần thứ hai trường tổ chức thi múa rối nước tự động (lần đầu năm 2017). "Múa rối nước là bộ môn truyền thống đặc trưng của Việt Nam, trong thời đại 4.0, các nghệ nhân hoàn toàn có thể áp dụng những công nghệ mới, thiết bị tự động, chống thấm nước để biểu diễn. Cuộc thi chỉ là nghiệp dư của sinh viên trường nhưng nếu chúng ta đầu tư bài bản, xây dựng sân khấu hoành tráng sẽ hoàn toàn có thể phát triển múa rối nước tự động", thầy Dũng nói.

muaroinuoc-1577243050_680x0.jpg

Nhóm sinh viên Cơ điện tử CL1 vận chuyển mô hình rối nước "Thạch Sanh Lý Thông" tới Thủy đình. Hữu Minh, trưởng nhóm cho biết, cả nhóm phải mất gần một tháng và khoảng 7 triệu đồng để làm ra sản phẩm.

muaroi-NguyetNhi-2-1577240634_680x0.jpg

Một con rối nước mô phỏng sự tích Cây vú sữa làm bằng gỗ. 

Các con rối được làm bằng vật liệu chống nước như gỗ, nhựa, xốp, cao su, trên thân có gắn động cơ và được điều khiển thông qua tín hiệu bluetooth, wifi hoặc sóng RF.

muaroi-NguyetNhi-4-1577240644_680x0.jpg

Sau cánh gà, nhóm sinh viên lội nước kiểm tra từng con rối, trước khi biểu diễn bài thi Mục đồng thời sáo.

"Một lần đi xem múa rối nước, tôi chứng kiến những nghệ nhân phải trầm mình trong nước để điều khiển con rối trong mùa đông lạnh ở miền Bắc. Từ đó, ý tưởng phát động các sinh viên chế tạo ra robot múa rối nước được hình thành", PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng Khoa Cơ khí Chế tạo máy ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, kể.

muaroi-NguyetNhi-5a-1577241075_680x0.jpg

18h, cuộc thi múa rối nước tự động bắt đầu, hàng trăm khán giả tập trung tại Thủy đình để xem các đội thi tranh tài.

Trên sân khấu, những con rối được sinh viên điều khiển, lần lượt tái hiện lại những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết của dân tộc như sự tích Hồ Gươm, Trái dưa hấu, Thạch sanh Lý thông, Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng Giang.

muaroi-NguyetNhi-6a-1577241078_680x0.jpg

Năm thành viên đội thi The young Buffalo chăm chú biểu diễn tiết mục Chọi trâu.

Muaroi-nguyetnhi-16-1577245008_680x0.jpg

Nguyễn Tuấn Huy, thành viên đội thi Copy Paste điều khiển động cơ rối nước thông qua kết nối bluetooth của điện thoại trong phần thi Sơn Tinh Thủy Tinh.

Theo Huy, sự khác nhau giữa rối nước tự động và truyền thống là người điều khiển thực hiện không tiếp xúc với nước mà sử dụng động cơ. Trong đó, động cơ điện một chiều là loại đơn giản nhất được nhiều nhóm áp dụng.

20191224214906-MG-5294-1577242238_680x0.jpg

Trên sân khấu nước, những mô hình rối tự động tái hiện cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để tranh giành Mỵ Nương - con gái của vua Hùng thứ 18.

muaroi-NguyetNhi-10-1577240696_680x0.jpg

Vở diễn Hai chú lân của đội thi Song lân tranh đấu với màn phun pháo sáng kết hợp với nền nhạc sôi động, tạo nên không khí vui tươi đón năm mới 2020.

20191224185753-MG-5036-1577242213_680x0.jpg

Đông đảo khán giả vô tay tán thưởng cho màn trình diễn rối nước tự động.

Chị Nguyễn Thùy Nhung (quận Thủ Đức) cho biết đây là lần thứ hai cùng gia đình đi xem múa rối ở trường. "Đêm Giáng sinh nhưng tôi và các con lại thích đi xem múa rối hơn. Tôi thấy sinh viên rất sáng tạo, nếu được đầu tư bài bản, tôi tin bộ môn múa rối nước tự động sẽ ngày càng đi lên", chị Nhung nói.

muaroi-NguyetNhi-12-1577240702_680x0.jpg

Gần 22h, cuộc thi múa rối nước tự động kết thúc. Giải nhất (10 triệu đồng) thuộc về đội Copy paste với vở Sơn Tinh Thủy Tinh; giải nhì thuộc về vở Học trò Thủy thần của thầy giáo Chu Văn An và giải ba được trao vở Ngô Quyền chiến thắng Bạch Đằng Giang.

Nguyệt Nhi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022