Thất nghiệp là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải cắt giảm lượng lớn nhân sự vốn có. Trên thực tế, áp lực về việc làm trong những năm gần đây vẫn ở mức rất cao. Không chỉ sinh viên mới ra trường, mà những người đã đi làm lâu năm cũng rơi vào tình cảnh éo le, không có việc làm trong thời gian dài.
Năm 2019, một cuộc khảo sát của thành phố Liên Trì (Trung Quốc) đã được thực hiện với đối tượng là 2.000 người thất nghiệp dưới độ tuổi 30. Dữ liệu của khảo sát cho thấy 25% người trong nhóm này không nhận được lời mời làm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Khảo sát cũng chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhóm người này. Theo đó, gần 30% người tham gia khảo sát cho biết, lý do khiến bản thân không tìm được việc làm chính là vì "nhầm lẫn". Nói cách khác là họ không biết mình thích gì, thiếu hoạch định nghề nghiệp, không biết mình muốn làm gì hay phù hợp với công việc nào.
Việc "nhầm lẫn" mà 30% người trong 2000 này gặp phải bắt nguồn từ giai đoạn cấp 3 đến đại học, độ tuổi từ 17 - 22 tuổi. Họ không hiểu rõ khả năng, sở thích của bản thân nên đã đưa ra nhiều quyết định sai lầm, trong đó có việc chọn sai trường đại và học sai nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của việc không có kế hoạch/ hoạch định nghề nghiệp cụ thể.
Vậy làm thế nào để xác định được ngành nghề phù hợp?
Không chỉ học sinh cấp 3 hay sinh viên đại học, việc lựa chọn cho mình một ngành học, công việc phù hợp là điều hết sức quan trọng. Bởi việc này sẽ giúp mỗi cá nhân đạt được kết quả tốt trong học tập và thành công trong công việc sau này.
Để xác định được ngành nghề phù hợp, mỗi người cần hiểu rõ về chính bản thân mình, từ tính cách, sở thích đến ưu nhược điểm,... Bằng cách phân loại các điều kiện khách quan cá nhân và đặc điểm tính cách vốn có, cá nhân mỗi người có thể tìm ra sở thích và điểm mạnh của mình. Đồng thời, bạn cần phân tích cách kết hợp sở thích, điểm mạnh và tính cách để tối đa hóa lợi ích, từ đó tóm tắt khả năng cạnh tranh của bản thân, cũng như tìm ra ngành nghề phù hợp.
Bạn cũng có thể sử dụng mô hình SIGN bao gồm bốn khía cạnh: Năng lực bản thân - Bản năng - Sự phát triển - Nhu cầu để khám phá từng sở thích và điểm mạnh, đồng thời tìm ra điều khiến bản thân có động lực nhất. Như vậy, bạn sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về chính mình.
Sau khi hiểu rõ bản thân, bạn cần có những nghiên cứu, đánh giá khách quan về xu hướng việc làm của xã hội để chọn ra con đường đúng đắn cho tương lai của chính mình. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, có một số công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc, công nghệ, nhưng cũng có những công việc không thể thay thế và có những công việc mới ra đời. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu một cách cẩn thận để lựa chọn công việc phù hợp. Cuối cùng là lựa chọn nơi bồi dưỡng, giáo dục phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng để bản thân tâm học tập, có được kiến thức, kĩ năng tốt và cơ hội việc làm sau khi kết thúc quá trình rèn luyện.
Theo Toutiao