01.

Từ nhỏ, tôi đã là một đứa trẻ khá yếu ớt, dễ ốm vặt vì được sinh non khi mới gần 8 tháng. Cứ mỗi tháng lại có mấy ngày tôi bị ho, mấy ngày tôi cảm cúm, mấy ngày lại sốt nhẹ. Thời gian đó, mẹ thường xuyên phải nghỉ làm đột xuất để về nhà chăm sóc cho tôi. Thế nhưng, thay vì bảo bọc và che chở cho tôi hết mức có thể, chỉ cần đợi đến khi tôi khỏi bệnh, bà sẽ lại đưa tôi đi học bất kể ngoài trời mưa gió rét buốt đến thế nào. Kể từ khi học tiểu học gần nhà, rồi lên trung học, lên đại học trong cùng thành phố, tôi vẫn luôn phải đi bộ suốt toàn bộ quãng đường.

  • landscape-avatar-copy-15729551978771457280257-crop-15729554717031563601824.jpg

    Nhiều người trẻ, sinh viên mới ra trường kém cỏi, không làm được việc nhưng cứ ba hôm lại dỗi sếp doạ nghỉ!

Nhiều người luôn thắc mắc rằng: "Tại sao con chị đã yếu rồi mà còn phải đi bộ hoài vậy? Ngoài trời thì gió rét thế kia mà chị không chở con đi học bằng xe cho nhanh?".

Mẹ tôi lại trả lời rằng: "Tôi có chở nó được suốt đời đâu chị?".

Trong những lần tôi ngang bướng không chịu đi bộ, bà đều không ngừng lặp đi lặp lại rằng: "Đây chính là cách duy nhất để con có thể trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Con có muốn đủ sức để chạy chơi suốt ngày như những đứa trẻ khác hay không?".

Vào thời điểm đó, tôi vẫn không hiểu toàn bộ những gì mẹ nói nhưng sau này, khi bắt đầu khôn lớn mỗi ngày, tôi mới nhận ra việc sở hữu một cơ thể khỏe mạnh có tác dụng đến nhường nào. Tình cờ một lần đọc được quyển sách "Tôi nói gì khi nói về chạy bộ" của tác giả người Nhật nổi tiếng Haruki Murakami, tôi tìm được nguồn cảm hứng rất lớn khi ông chia sẻ rằng, rất nhiều ý tưởng viết lách tuyệt vời đã nảy sinh trong quá trình chạy bộ hàng ngày. Cũng từ đó, không chỉ đi bộ tới trường, tôi còn yêu thích việc chạy tập thể dục mỗi sáng và biến nó thành thói quen trường kỳ của mình.

photo-1-15756403626292104168651.jpg

Tinh thần kiên trì, đam mê thể thao có liên quan mật thiết đến sự phát triển sự nghiệp của mỗi người, đây là điều khiến tôi vô cùng đồng ý. Thông qua mỗi một ngày kiên trì rèn luyện, tôi học được cách xây dựng tính kỷ luật cho mình. Khi vừa bắt đầu dậy sớm, tôi luôn có tiềm thức muốn được ngủ thêm nhiều hơn. Khi vừa bắt đầu chạy được một lúc, tôi sẽ nảy sinh suy nghĩ: Đủ rồi, mình nên dừng lại. Kể cả khi tập luyện bất cứ thứ gì, khi vừa thấm mệt, tôi sẽ có khao khát muốn từ bỏ ngay lập tức. Nhưng trải qua mỗi một lần vật lộn với những cảm xúc như thế, tôi đã học được cách chế ngự sự tiêu cực đó. Lợi ích đến từ thói quen thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp tôi cải thiện sức khỏe, mà hơn hết, nó còn tác động thay đổi cả tư duy và kỷ luật.

Nhờ có quãng thời gian đó, tôi học được cách kiên trì chịu đựng khó khăn và không bao giờ từ bỏ một cách dễ dàng. Khi không đi qua đau khổ, chúng ta rất khó hiểu được giá trị hạnh phúc. Không bỏ ra nỗ lực thì làm sao đạt được thành tựu quan trọng về mình. Cũng như việc năm xưa, nếu tôi không tự mình đi bộ qua từng năm học, lấy đâu ra thói quen và nguồn động lực lớn như ngày hôm nay.

02.

Con người càng tầm thường, họ càng tự thỏa mãn bản thân trong những dục vọng lười biếng. Con người càng thông tuệ, càng biết trân trọng sức khỏe của mình và chú trọng rèn luyện thể chất thường xuyên.

Một số người có thể hỏi: "Sự khác biệt giữa người thường xuyên tập thể dục và người rất ít khi rèn luyện là gì?"

Nếu bạn giỏi quan sát, câu trả lời đã nằm ngay trong những người ở xuất hiện bên cạnh. Hai người đàn ông cùng ở độ tuổi hơn ba mươi nhưng một thì to béo, bụng phệ, một thì phong độ, tràn đầy sức sống. Hai người phụ nữ cùng ở độ tuổi đôi mươi, một thì gầy gò ốm yếu, một thì năng động khỏe mạnh. Không cần tính đến các điều kiện phương diện bên ngoài thì chỉ cần so sánh một chút về ngoại hình và sức khỏe, ai cũng có thể nhìn ra một người có chú trọng rèn luyện thể chất hay không.

photo-1-1575640367205558970007.png

Hẳn là ai trong chúng ta cũng thường tự hỏi, mình sẽ trông như thế nào trong 10, 20 hay thậm chí 40 năm nữa. Bản thân tôi thì hy vọng vào thời điểm mình đã bước vào độ tuổi trung niên, bản thân vẫn còn đủ sức khỏe để đi du lịch nhiều nơi, gặp thêm nhiều người, đọc được nhiều sách và chứng kiến được nhiều việc của đời người. Muốn làm được điều đó, tôi biết mình cần có một lối sống thật khỏe mạnh.

  • keenan-constance-b4axgpyghjk-unsplash-15750920499891612964559-crop-15750921150222091006496.jpg

    Bi kịch của người trẻ: Thành tựu công việc luôn tỉ lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ và chỉ số hạnh phúc

Nếu một người không có mục tiêu, không có kế hoạch, họ rất dễ cảm thấy nhàm chán và buông bỏ hành động của mình. Nhưng còn với một người luôn nhiệt tình với cuộc sống, có những mưu cầu riêng, biết bản thân muốn gì và luôn phấn đấu vì điều đó, họ sẽ không ngừng bước đi để tiến về phía trước. Cả thể xác và linh hồn đều khao khát sự tiến bộ. Đó là ý chí giúp chúng ta hình thành những thói quen, và thói quen sẽ giúp ta xây dựng tính kỷ luật.

Thay vì vạch ra cho mình những lý tưởng lớn, tôi bắt đầu bằng những hoạt động đơn lẻ. Sau khi một hoạt động đơn lẻ trở thành thói quen, tôi mới chuyển sang bắt đầu một hoạt động đơn lẻ khác. Thói quen đầu tiên có thể đơn giản như việc uống nước mỗi ngày. Thói quen thứ hai là đi bộ quanh nhà 10 phút. Và khi càng có nhiều thói quen hình thành, tôi cảm thấy bản thân chỉ cần ít ý chí hơn mỗi khi thực hiện những điều đó.

Quá trình này giống như việc rèn luyện cơ bắp vậy. Không ai có thể phát triển cơ bắp, hình thành từng múi cơ săn chắc chỉ trong một ngày dù vắt kiệt toàn bộ sức lực trong phòng gym suốt 24 tiếng đi nữa. Bí quyết phát triển chủ yếu là việc không ngừng rèn luyện các bài tập đều đặn mỗi ngày. Và chính sự đều đặn, thường xuyên, kiên định không ngừng lặp đi lặp lại một chuỗi các hoạt động mỗi ngày sẽ trở thành tiền đề quan trọng để tính kỷ luật hình thành.

Hãy nhớ rằng, vạn sự khởi đầu nan. Sức mạnh của sự kỷ luật không nằm trong nhất thời, mà nó đến từ quá trình rèn luyện một cách xuyên suốt để kiềm chế và làm chủ được chính mình. Đó là khi chúng ta nắm trong tay năng lực bản thân, cũng biết tận dụng để biến chúng thành vũ khí sắc bén nhất khi xây dựng cuộc đời của chính mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022