Mới đây tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội giáo viên quốc gia tại Anh đã thông báo rằng: "Các học sinh đang bị xem như là mặt hàng buôn bán có ký kết giữa nhà trường với phụ huynh. Và áp lực từ những môn ngoại ngữ thứ 2 đang khiến sức khoẻ của học sinh bị tụt dốc."
Marijke Miles, một thành viên của ban điều hành của công đoàn cho biết: "Trước tình trạng này, các trường đã ra báo báo nhưng đều giống nhau với chung mục đích muốn đạt được thành tích cao. Thậm chí học sinh còn buộc phải ký kết để không bị đuổi ra khỏi trường, chính điều này đã gây áp lực rất lớn lên các em học sinh."
Và trong bối cảnh lo ngại sự căng thẳng của việc học ngoại ngữ thứ hai đang gây hại cho sức khỏe tinh thần của học sinh. Các bác sĩ đã phải cung cấp giấy báo ốm cho các học sinh đang học tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.
Học sinh đang sử dụng các giấy khám bệnh của bác sĩ làm lấy lý do khỏi phải học các môn ngoại ngữ thứ 2 vì chúng làm tổn hại sức khỏe tinh thần
Rob Campbell, giám đốc điều hành của Tổ chức Giáo dục Morris ở Cambridgeshire, một Hạt ở Anh cho biết: "Tình trạng sức khoẻ tụt dốc vì học ngoại ngữ thứ 2 ngày càng phổ biến ở các trường học. Mặc dù các báo cáo của bác sĩ thường đề cập đến một loạt các căng thẳng, không chỉ có mỗi ngôn ngữ khiến học sinh không khỏe."
Ông nói thêm rằng trong một số trường hợp, trẻ em có thể thoát khỏi các khóa học về ngôn ngữ thứ 2 thông qua quyền lực của ba mẹ, nhưng trong những trường hợp khác, sự ảnh hưởng về sức khỏe luôn là lý do chính đáng để từ bỏ. Ngoài ra, các học sinh phải vật lộn với ngôn ngữ thứ 2 một phần vì văn hoá. Do trong suy nghĩ của mọi người, trẻ em lớn lên thì phải có thêm ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ.
Bà Miles nói với hội nghị ở Telford - Shropshire rằng: "Xu hướng học thêm ngoại ngữ thứ 2 có vấn đề vì các trường học cần học sinh biết thêm nhiều thứ tiếng để đạt được nhiều mục đích." Bà đặt ra câu hỏi về việc liệu môn học ngôn ngữ thứ 2 có nên được đưa vào tiêu chuẩn EBacc hay không? Khi đây môn học chính mà Chính phủ muốn có ít nhất 90% học sinh đăng ký.
Học sinh phải vật lộn với ngôn ngữ một phần vì văn hoá, do theo suy nghĩ của nhiều người, trẻ em lớn lên không thể thiếu ngôn ngữ thứ 2, theo lời Giám đốc điều hành của một tổ chức giáo dục
Trong một cuộc họp với các giáo viên chủ nhiệm, họ nói với bà Miles rằng họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu EBacc. Giáo viên nói thêm: "Các đồng nghiệp đã than với tôi, cha mẹ học sinh đã bắt tay với các bác sĩ bởi vì việc học ngoại ngữ thứ 2 khiến con họ không khoẻ, dẫn đến không thể đến trường. Điều này khiến các đồng nghiệp cấp dưới của tôi không thể thực hiện các mục tiêu của tiêu chuẩn Ebacc, vì học sinh đang có vấn đề về sức khoẻ từ việc học thêm ngoại ngữ khác."
Hiện tại tiêu chuẩn Ebacc yêu cầu tiếng Anh, toán, ngôn ngữ thứ 2, khoa học và lịch sử hoặc địa lý tại GCSE. Và chính phủ muốn có tới 90% sinh viên đăng ký tiêu chuẩn này vào năm 2025 và Ofsted sẽ đánh giá các trường về việc đáp ứng mục tiêu này.
Trước tình hình này, một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục cho biết: "Việc giảng dạy ngôn ngữ thứ 2 không được thiết kế để gây căng thẳng. Các trường học nên khuyến khích học sinh của mình học tập thật chăm chỉ và đạt được thành tích tốt, mà không phải đánh đổi bằng sức khoẻ của bản thân".
Ông nói thêm: "Học ngoại ngữ có thể giúp mở rộng tầm nhìn của học sinh và từ đó có thể giúp đất nước phát triển nhiều hơn. Và đây còn là một trong những kỹ năng cần thiết để giúp những người trẻ tuổi tự tin, cạnh tranh công bằng với các đồng nghiệp trên khắp thế giới."
(Theo Daily Mail)