Chỉ số IQ do di truyền không thể quyết định thành tựu sau này của một đứa trẻ. Nó chỉ chiếm 40% trong tổng số chỉ số IQ, 60% còn lại là kết quả của sự trau dồi mỗi ngày. Do đó, muốn nâng cao chỉ số IQ của con mình, cha mẹ cần phải bỏ công sức nuôi dạy trẻ.

Một nghiên cứu dài hạn của các chuyên gia Mỹ về lứa tuổi mầm non đã phát hiện ra rằng, 0-5 tuổi là độ tuổi vàng phát triển trí não của trẻ. Trong giai đoạn này, sử dụng đúng phương pháp cải thiện trí thông minh của trẻ, sẽ mang lại kết quả gấp đôi. Vì thế có thể nói, 5 năm đầu đời là giai đoạn "vàng" trong tiến trình phát triển của trẻ.

Ở độ tuổi này, những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện, rất dễ làm lãng phí bộ não thông minh của bé một cách vô ích. Cùng điểm qua những đặc điểm dưới đây và để ý xem con bạn có những đặc điểm nào:

Những biểu hiện cụ thể của trẻ có chỉ số IQ cao

Ellen Winner, giáo sư tâm lý học tại Đại học Boston, Mỹ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao có thể nhìn thấy một số manh mối trước 5 tuổi trong cuốn sách "Những đứa trẻ thiên tài - Hướng dẫn nuôi dạy con theo khoa học".

Những người này thường có một số biểu hiện khác với những đứa trẻ bình thường, nếu cha mẹ quan sát kỹ sẽ có thể phát hiện ra những dấu hiệu IQ cao ở con mình ngay từ giai đoạn đầu.

1. Có khả năng quan sát tốt

Muốn đánh giá trẻ có IQ cao hay không, cha mẹ hãy quan sát xem trẻ có thể tập trung khi đang học và vui chơi hay không. Thông thường, khi trẻ đang ở độ tuổi dưới 5, đa phần cha mẹ đều quan tâm đến việc con có khỏe mạnh hay không và ít để ý đến những kỹ năng khác của trẻ vì cho rằng giai đoạn này là quá sớm.

photo-1-1666494163950603244453-1666494768145-1666494768280257924440.jpg

Khả năng tập trung của một đứa trẻ sẽ phát triển dần theo thời gian, tuy nhiên với những đứa trẻ có IQ cao, thông qua những hoạt động thường ngày, trẻ sẽ bộc lộ rõ tư chất thông minh của mình. Ví dụ, trẻ hay nhìn chằm chằm vào những thứ con thích hay tập trung và kiên nhẫn hoàn thành một trò chơi gì đó mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Trẻ càng có khả năng tập trung cao độ thì thường sau này lớn lên sẽ càng thông minh.

2. Tò mò

Các chuyên gia phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao sẽ bộc lộ tính tò mò đặc biệt mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này được thể hiện qua những câu hỏi kỳ lạ, thậm chí là ngớ ngẩn về thế giới xung quanh. Lúc này, cha mẹ chớ nên khó chịu hay cáu kỉnh bởi thực chất đây là những biểu hiện của tính tò mò.

Trẻ con thích khám phá thế giới, các con sẽ tò mò về những điều chưa biết, đặc biệt sau khi biết nói, chúng sẽ liên tục đặt câu hỏi với cha mẹ hằng ngày. Càng tò mò, trẻ càng thích khám phá và muốn đặt câu hỏi về mọi thứ, điều đó càng chứng minh con có một óc quan sát tốt và não bộ hoạt động không ngừng. Khi đó, cha mẹ cần trả lời một cách kiên nhẫn để con mình duy trì sự thích thú với thế giới xung quanh.

3. Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ

photo-1-1666494190972754216486-1666494769511-1666494769630381065013.jpg

Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ em liên quan đến não. Khi lên 3 tuổi, trẻ có thể học cách diễn đạt suy nghĩ của mình bằng những câu ngắn. Ở giai đoạn này, trẻ mất một thời gian dài để có thể biểu đạt được những gì con muốn, nếu trẻ có thể nghe hiểu những gì cha mẹ nói từ sớm, thậm chí còn giao tiếp và tương tác tốt với người lớn thì đây là những biểu hiện của chỉ số IQ cao, cha mẹ nên quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ.

4. Cơ thể linh hoạt

Những đứa trẻ vận động nhiều cũng có xu hướng có chỉ số thông minh cao hơn, vì sự hoạt động của cơ thể cũng cần sự trợ giúp của não để vận động các chi và các bộ phận khác khi cơ thể đang vận động.

Nếu tay và chân của trẻ rất linh hoạt, trẻ biết đi, biết bò sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi thì có nghĩa là não bộ của trẻ rất thông minh. Nếu con bạn có năng khiếu thể thao từ nhỏ, điều này có nghĩa là trí thông minh của chúng cũng không hề kém.

Đối với những trẻ có chỉ số thông minh bình thường, nếu cha mẹ muốn con mình trở nên thông minh hơn thì có thể cải thiện chỉ số thông minh của trẻ thông qua một số phương pháp khác như dạy con học vẽ, cùng con chơi thêm những trò chơi đòi hỏi trí óc hay vận động tay chân...

Dưới sự quan tâm bồi dưỡng đúng đắn của cha mẹ, hệ thống não bộ, cơ thể và ngôn ngữ của trẻ có thể được cải thiện nhanh chóng. Từ đó có thể nâng cao chỉ số IQ cho trẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022