Sáng 1/3, đại diện phòng Đào tạo, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết trong đó chỉ tiêu chương trình đào tạo chuẩn là 2.000 và liên kết quốc tế là 350.

Trường cho biết giữ ổn định bốn phương thức xét tuyển như năm 2023, gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ; Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp nhiều nhất - 1.000.

truong1-2226-1709270711.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4O1CsTU5iuY0DpqWXhwLCg

Khuôn viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tại Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Ảnh: ULIS

phương thức xét tuyển thẳng, ngoài áp dụng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thí sinh có giải quốc gia, quốc tế, trường xét hai nhóm thí sinh khác.

Một là những thí sinh dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; thành viên đội tuyển quốc gia thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Các em cần có điểm trung bình học tập chung và điểm trung bình ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 8 trở lên, điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành (mức này sẽ công bố sau).

Hai là nhóm thí sinh hệ chuyên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các trường chuyên, trường trọng điểm trong cả nước. Điều kiện để được xét tuyển thẳng là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; các kỳ thi Olympic, thi chọn học sinh giỏi của Đại học Quốc gia Hà Nội môn Ngoại ngữ.

Với phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, trường xét thí sinh có chứng chỉ VSTEP (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) từ B2 trở lên, do trường tổ chức; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0, TOEFL iBT từ 79 điểm hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác từ B2 trở lên. Những thí sinh này phải có tổng điểm thi tốt nghiệp hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển từ 14 điểm trở lên (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn).

Ngoài ra, trường xét thí sinh có chứng chỉ A-Level với ba môn (bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn) theo các tổ hợp, đạt từ 60/100 điểm mỗi môn, điểm SAT từ 1100/1600, điểm ACT từ 22/36 trở lên.

Với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng ký cần có điểm thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ đạt từ 6 và điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 80/150 điểm trở lên hoặc điểm bài đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM đạt từ 750/1200 điểm.

Phương thức xét tuyển thứ tư là dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi, theo từng tổ hợp xét tuyển, trong đó ngoại ngữ nhân đôi, cộng với điểm ưu tiên. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.

Công thức tính điểm xét tuyển như sau:

diem-3510-1709270711.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oaiMmqucdBtoIzC5Uy33NA

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành năm 2024 của trường Đại học Ngoại ngữ như sau:

tuyen-sinh-1-6796-1709270711.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=60Z1AY93XJ5EegxxOg0UNw

Năm ngoái, điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, từ 26,68 đến 37,21 trên thang điểm 40, trong đó Sư phạm tiếng Anh cao nhất.

Bình Minh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022