Bài viết là lời chia sẻ của tỷ phú Jack Ma (SN 1964, Trung Quốc). Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Alibaba. Tổng tài sản của ông là 21,2 tỷ USD (Tháng 11/2022 - Nguồn Forbes).
Tôi là Jack Ma, nghĩ mình có gì đó khác biệt với mọi người. Khi tôi 12, 13 tuổi, tôi học tiếng Anh bên Hồ Tây. Nhiều du khách nước ngoài thường đến Hàng Châu nên tôi kiên trì mỗi buổi sáng trong 9 năm. Bất kể trời mưa gió, tuyết rơi, tôi luôn đưa họ đi vòng quanh Hồ Tây làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí. Họ dạy tôi tiếng Anh và tôi giới thiệu những điều thú vị tại địa phương.
Tôi đã học được rất nhiều thứ. Những gì tôi học được không phải là ngôn ngữ mà là văn hóa. Tôi phát hiện ra, các giáo viên và trường học nói với tôi về Trung Quốc và thế giới, nhưng tại sao người nước ngoài lại nói với tôi những điều khác nhau? Lần đầu tiên tôi ra nước ngoài là năm 1985. Khi đến Úc, tôi đã vô cùng bất ngờ bởi sự phát triển vượt bậc, trong khi đất nước mình còn khó khăn. Tôi nhận ra rằng không thể chỉ nghe người khác nói mà phải tự suy nghĩ, kiểm chứng, dựa vào phán đoán của mình để nhìn nhận vấn đề.
Từ đó, tôi hình thành thói quen quan sát, nhìn nhận vấn đề mọi phía. Tôi chia sẻ với mọi người xung quanh và dạy con trai tôi điều này. Tôi nghĩ điều này sẽ giúp con hình thành óc phán đoán, khả năng suy nghĩ độc lập tuyệt vời.
Thế giới càng ồn ào, chúng ta càng cần suy nghĩ độc lập. Chúng ta không nên sống theo suy nghĩ, ý kiến của người khác, không nghe theo lời người khác, không chạy theo đám đông. Hãy tìm hiểu vấn đề một cách thực tế, tin vào những gì nên tin và nghi ngờ những gì nên nghi ngờ, đó là tư duy độc lập.
Tỷ phú Jack Ma.
Thứ hai, tôi dạy con trai luôn nhìn về tương lai một cách tích cực và lạc quan. Mỗi chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức, luôn luôn là như vậy và có thể càng về sau càng khó khăn, áp lực hơn. Chính vì thế, con không được nản chí, bỏ cuộc mà phải nghĩ cách tiến về phía trước.
Trước hoàn cảnh giống nhau, người bi quan cho rằng đó là thảm họa, còn người lạc quan cho rằng đó là cơ hội. Đây là sự khác biệt giữa người lạc quan và người bi quan.
Thứ ba, tôi dạy con luôn dũng cảm nói ra sự thật. Con phải luôn thành thật trong mọi chuyện, trên thực tế, nói dối là điều tồi tệ nhất. Bởi vì bạn luôn phải nghĩ ra nhiều lời nói dối để che giấu sự việc. Như vậy, tinh thần bạn luôn căng thẳng và còn kéo theo nhiều hệ luỵ.
Nhà Giáo dục nổi tiếng Tao Xingzhi từng nói: "Có ngàn lời dạy người khác tìm kiếm sự thật, và hàng ngàn cuộc nghiên cứu dạy họ trở thành con người chân thành, thật thà". Việc trẻ em trở thành người lương thiện, thành thật là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong gia đình. Điều đó rất quan trọng và cha mẹ cần là tấm gương sáng cho con.
Gia đình là nơi trú ẩn cho con cái khôn lớn, cha mẹ phải là người đáng tin cậy nhất đối với con cái. Nếu trẻ không dám nói sự thật với cha mẹ thì làm sao có thể thành thật trên đời và lấy được lòng tin của người khác trong tương lai?
Tóm lại, khả năng suy nghĩ độc lập, thái độ tích cực và lạc quan và tính cách trung thực, đáng tin cậy là tất cả những điều mà mọi người ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời nên cố gắng đạt được. Tôi đã dùng kinh nghiệm sống để truyền lại cho con trai mình.
Jack Ma và những lời khuyên thấm thía về giáo dục
Hồi còn nhỏ, có lần Jack Ma chỉ đạt được 1 điểm trong bài kiểm tra Toán, có thể nói là gần như tránh tất cả các câu trả lời đúng. Không ngờ sau này, ông lại có sự nghiệp rực rỡ, phải nói rằng Jack Ma có con đường riêng của mình. Ông từng đưa ra những lời khuyên thấm thía về giáo dục như sau.
1. Kết quả không quan trọng, lối chơi mới là điều quan trọng nhất
Jack Ma từng nói trong một bài phát biểu: "Trẻ em có điểm trung bình là tốt nhất, nếu tôi tuyển nhân viên, tôi sẽ tuyển những người này". Nhiều người nghe được điều này lấy làm vui mừng, như cách nói đọc sách là vô ích.
Tuy nhiên sau đó, Jack Ma đã giải thích: "Một đứa trẻ thường duy trì điểm trung bình chứng tỏ đứa trẻ này không có vấn đề gì với khả năng học tập và tính tự giác. Đơn giản chỉ là trẻ muốn dành nhiều thời gian để chơi".
Một phụ huynh nọ từng tâm sự, anh không muốn con gái mình là người học giỏi nhất, chỉ cần trên mức trung bình. Về lý do này, anh chia sẻ: "Trẻ học giỏi dẫn đến giáo viên sẽ đặt kỳ vọng cao, dễ gây áp lực, dễ bị bạn bè cô lập. Như vậy, cuộc sống của đứa trẻ chẳng phải rất tẻ nhạt sao?".
Câu trả lời có lẽ đã giải thích một phần lý do Jack Ma thích những đứa trẻ có điểm trung bình. Vị tỷ phú cho rằng, trẻ em có điểm trung bình sẽ không ghét việc học, có tâm lý thoải mái hơn và có thể duy trì trí tưởng tượng tốt hơn. Trẻ em có trí tưởng tượng có một cuộc sống không giới hạn. Đối với chúng, mọi thứ đều có thể!
2. Tìm hiểu về cách ứng xử với mọi người
Để học cách ứng xử với mọi người, trẻ phải có kiến thức rộng chứ không chỉ giới hạn trong sách vở. Học cách ứng xử với mọi người rất quan trọng. Tất cả những người thành công đều phải tập hợp một nhóm người có chung lý tưởng để làm việc cùng nhau, điều này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp.
Luo Zhenyu, nhà tư tưởng học tại Trung Quốc từng nói: "Nhiều đứa trẻ hình thành một loại tâm lý thi cử trong suốt chặng đường dài ở trường lớp. Tức là trẻ làm việc một mình và mong được khen ngợi sau khi đạt kết quả tốt. Nhưng trên thực tế, sau khi ra trường thì hoàn toàn không như vậy, muốn thành công phải học cách yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác".
Jack Ma từng nói, những người thường gặp may chắc chắn phải có bí mật đằng sau. “Có khả năng ứng xử với mọi người” có lẽ là một trong những con đường tắt dẫn đến may mắn.
3. Thấu hiểu và biết kiểm soát bản thân
Tỷ phú Trung Quốc giải thích sự khác biệt giữa trí thông minh và trí tuệ theo cách này: Thông minh là biết cách đạt được những gì bạn cần. Trí tuệ là biết những gì bạn không muốn. Trong 30 - 50 năm tới, con người phải học cách từ bỏ và biết mình không muốn gì, đây mới là khôn ngoan thực sự. Không muốn thành người thiển cận thì phải biết kiềm chế ham muốn tầm thường.
Chẳng hạn việc trẻ chơi game bây giờ cũng vậy, chơi game cũng được nhưng phải biết điều độ, có kiểm soát. Cha mẹ hãy thỏa thuận với con bạn “làm xong bài tập về nhà mới được chơi trong 20 phút”. Điều này giúp trẻ hiểu: Muốn đạt được điều gì đó thì phải thay đổi chính mình, thay đổi người khác rất khó, khó hơn nhiều so với thay đổi chính mình. Người biết kiềm chế lời nói và hành động của mình đều là người trưởng thành.
Nguồn: Toutiao