Cha mẹ nào cũng mong con mình có tính cách hoạt bát, vui vẻ, năng động. Tuy nhiên đôi khi trẻ không được như kỳ vọng mà tỏ ra thờ ơ, ít nói. Dần dần họ còn nhận thấy con mình là người có bản chất lạnh lùng, vô cảm.

Như vậy khi lớn lên trẻ sẽ rất khó hoà đồng được với mọi người, gây nhiều cản trở trong cuộc sống. Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra nếu trẻ có 2 biểu hiện dưới đây lớn lên có nguy cơ trở thành người lạnh lùng, không muốn giúp đỡ người khác. Cha mẹ cần lưu ý để có phương pháp giáo dục con phù hợp.

1. Cực kỳ ích kỷ

Xiaoxue (Trung Quốc) là một cô bé xinh xắn, được cha mẹ nuông chiều từ nhỏ. Điều này khiến cô nảy sinh tính cách "công chúa". Cô không muốn động tay động chân đến bất cứ việc gì trong nhà. Ngay cả khi mẹ nhờ cô lấy hộ cốc nước, cô cũng lạnh lùng đáp lại: "Tại sao con phải làm điều này? Sao mẹ không tự lấy đi?".

Nghe con gái nói vậy, mẹ Xiaoxue rất bực bội nhưng sau đó liền tha thứ ngay và sẵn sàng yêu con vô điều kiện.

Những đứa trẻ như Xiaoxue lớn lên trong môi trường được cha mẹ bao bọc, che chở vô tình hình thành tính cách ích kỷ. Trẻ chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, hành động theo ý thích mà không cần biết tâm trạng mọi người xung quanh. Trẻ tự coi mình là "cái rốn" của vũ trụ, thờ ơ với người khác.

photo-2-16802146755261680800262.jpeg

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, một điều khiến trẻ ích kỷ là do thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ. Khi còn nhỏ, trẻ rất thích quấn quýt bên cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ thường đi làm xa, để trẻ ở nhà với ông bà thì trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý. Chẳng hạn như thường cáu kỉnh, bực bội, thờ ơ với mọi người, hình thành cơ chế phòng vệ,…

Điều này khiến trẻ khó thiết lập được mối liên hệ tình cảm với cha mẹ, dẫn đến gặp vấn đề trong các mối quan hệ khác. Trẻ không xây dựng được mối quan hệ tốt với người khác, thiếu khả năng cảm nhận được cảm xúc và khả năng đồng cảm kém.

2. Thờ ơ quá mức

Thờ ơ là một căn bệnh tâm lý, là sự suy giảm cảm xúc. Một số chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng tình trạng này xuất hiện ở nhóm thanh thiếu niên thường chịu áp lực học tập nặng nề, đặt quá nhiều kỳ vọng vào bản thân.

Những đứa trẻ này khi lớn lên ngày càng lãnh đạm, dù bề ngoài có hoà thuận với người khác nhưng thực ra đang đóng cánh cửa trái tim. Khi lớn lên, trẻ dần trở nên cô lập về mặt cảm xúc.

Cô lập cảm xúc là loại cơ chế phòng vệ tâm lý. Khi con người gặp phải những rủi ro, thất bại không thể chấp nhận được. Họ sẽ đè nén những nỗi đau này trong tiềm thức khiến bản thân chai sạn hoặc cố gắng quên đi.

Tuy nhiên, cách này chỉ giải quyết tạm thời vấn đề. Đến thời điểm quan trọng, vấn đề sẽ lại xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, nó có thể chuyển thành rối loạn lo âu và trầm cảm.

Nếu trẻ em không thể cân bằng mối quan hệ giữa lý trí và tình cảm, trẻ có thể mắc bệnh tâm thần khi trưởng thành và không biết cách xây dựng mối quan hệ thân mật. Trẻ lãnh cảm, thờ ơ với tất cả mọi người xung quanh.

Trong lòng trẻ cũng khao khát mối quan hệ thân thiết kéo dài nhưng lại khó mở lòng và có tâm lý phòng thủ, xa lánh người khác. Vì thế, trẻ thà giữ tất cả những bất bình, buồn bã vào trong lòng, không muốn chia sẻ với ai.

photo-1-1680214670412382097683.jpeg

Ảnh minh hoạ

Nếu thấy trẻ có 2 biểu hiện trên cũng đừng quá lo lắng. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để uốn nắn con.

- Cho trẻ thấy việc chia sẻ mang lại niềm vui như thế nào: Khi vui chơi cùng con, cha mẹ hãy khuyến khích con mình tham gia các trò chơi đòi hỏi tính tập thể, nhiều người cùng chơi như xếp hình, kéo co,… Từ đó trẻ thấy rằng việc chia sẻ mang lại niềm vui, tạo ra những kỷ niệm đẹp.

- Đừng phạt khi trẻ tỏ ra ích kỷ: Nếu cha mẹ mắng trẻ là "đồ ích kỷ", rồi trừng phạt khi trẻ chưa biết chia sẻ, hoặc buộc bé phải chia đồ chơi cho bạn sẽ vô tình gieo rắc nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải lòng quảng đại. Để khuyến khích trẻ biết chia sẻ thì sự khích lệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách.

- Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác bị bạn từ chối chia sẻ đồ chơi: Cha mẹ có thể đặt tình huống và hỏi con: "Bạn có xe cẩu rất đẹp, con muốn mượn bạn chơi nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng không?". Nhờ đó, trẻ hiểu cảm giác bị từ chối và sẽ biết thông cảm mọi người hơn.

- Tôn trọng đồ đạc của trẻ: Cha mẹ nên hỏi ý kiến của con trước khi muốn mượn những món đồ và cho trẻ quyền quyết định. Đồng thời cần đảm bảo mọi người trong nhà cũng tôn trọng đồ đạc của trẻ, khi mượn thì phải biết giữ gìn cẩn thận.

- Trở thành tấm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để trẻ học được lòng yêu thương và chia sẻ là cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống. Chẳng hạn cha mẹ làm gương bằng cách chia sẻ cây kem với trẻ, cho bé đội thử chiếc mũ mới của mình,... Đừng quên dạy trẻ biết cả những điều không thể chạm tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian,... Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy để cho trẻ thấy giá trị của sự cho đi và nhận lại.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022