Những năm gần đây, chuyển đổi xanh dần chiếm lĩnh thị trường thời trang thế giới. Theo Coherent Market Insights, thị trường thời trang bền vững toàn cầu được định giá 7,8 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến tăng lên 33,05 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 22,9%.

Trong khi đó, Gen Z (sinh năm 1997-2010) đang đại diện cho lực lượng tiêu dùng lớn trong tương lai gần, khi đến năm 2025 sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS ONE tháng 12/2024, Gen Z Việt Nam đều đặt yếu tố thân thiện với môi trường, thiết kế và giá trị bền vững lên hàng đầu khi quyết định mua sắm.

Theo các chuyên gia, Gen Z cũng là nhóm khách hàng lạc quan nhưng đòi hỏi nhiều nhất. Ngoài giá cả, chất lượng hay uy tín thương hiệu, họ đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm xã hội, bình đẳng giới và môi trường, đều thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực thời trang.

Trước những đặc điểm thực tiễn của thị trường, tại RMIT Việt Nam, chương trình Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp Thời trang liên tục được cập nhật để giúp sinh viên phát triển khả năng kinh doanh, quản lý và đặc biệt là hình thành "tư duy bền vững" trong hoạt động thời trang. Sinh viên học về thiết kế, phát triển sản phẩm, phân phối, bán lẻ, truyền thông và quản trị khách hàng.

image001-1746668853-5624-1746670814.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ghKUt8ELciuJ9pMObFHTSw

Sinh viên RMIT áp dụng tư duy phát triển bền vững vào sản phẩm. Ảnh: RMIT

Phương pháp học tập tại RMIT mang tính thực tiễn cao. Các yếu tố bền vững được tích hợp vào nội dung giảng dạy, từ việc làm vải với nguyên liệu từ thiên nhiên như làm tơ sen từ các sợi mảnh mai trong cuống sen, đưa sinh viên đến những bản làng để tìm hiểu về dệt nhuộm thủ công, tổng quan văn hóa bền vững, đến làm việc với doanh nghiệp thực tế.

RMIT trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và tư duy để dẫn đầu những đổi mới vì một ngành công nghiệp thời trang bền vững, Phó giáo sư Donna Cleveland cho biết. "Chương trình học được xây dựng nhằm khai mở sự sáng tạo, đổi mới và nhận thức về môi trường của sinh viên, giúp định hình lại về tương lai thời trang tại Việt Nam và thế giới".

Mới đây, RMIT Việt Nam đưa môn học Công nghệ dệt may vào chương trình Quản trị Doanh nghiệp Thời trang để sinh viên được chế tạo, phát triển vật liệu sinh học và nhựa sinh học mới. Nhờ đó, các bạn học cách làm ra vải sinh học vừa bền vừa thân thiện với môi trường từ lớp màng sinh học scoby trong quá trình lên men kombucha.

Với tư duy bền vững, Lê Nhật Kim - sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang đã nghiên cứu và đề xuất khởi xướng thương hiệu trang sức tái chế Re Jewelry. Bạn tận dụng kiến thức để xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, phân tích thị trường và sáng tạo kế hoạch tiếp thị. Hành trình này không chỉ là câu chuyện cá nhân, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm để thay đổi ngành công nghiệp thời trang.

image002-1746668853-3109-1746670814.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mV06OU2XU_M9zCytiUqFzA

Sinh viên RMIT chụp ảnh với nghệ nhân tơ tằm Phan Thị Thuận. Ảnh: Titi Rylander, Bùi Hoàng Tiến Dũng

Song song với kiến thức, kỹ năng và tinh thần "xanh", RMIT cũng tích hợp các học phần về số hóa trong quản trị doanh nghiệp thời trang như phân tích dữ liệu tiêu dùng, thương mại điện tử và công nghệ chuỗi cung ứng. Từ năm học 2024 - 2025, các môn học như Phân tích dữ liệu người tiêu dùng, Chiến lược kỹ thuật số trong thời trang được cập nhật vào chương trình, giúp sinh viên theo kịp xu hướng công nghệ ngành.

Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp chương trình này có năng lực tư duy phản biện để phân tích và đánh giá kiến thức ngành phù hợp với môi trường thời trang toàn cầu. Các bạn có thể áp dụng kỹ năng sáng tạo và kinh doanh để làm việc hiệu quả ở nhiều vị trí trong ngành; rèn luyện tư duy đột phá để xác định và giải quyết vấn đề trong các bối cảnh đa dạng.

image003-1746668853-2900-1746670815.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TA1yYB8OsuPvSauHWr3REA

Sinh viên RMIT tham quan học tập tại SIR Tailor's trong môn học Phát triển sản phẩm thời trang. Ảnh: RMIT

Đồng thời, RMIT trang bị cho người học cách giao tiếp hiệu quả với đối tượng trong và ngoài ngành quản trị doanh nghiệp thời trang; khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, thể hiện đạo đức nghề nghiệp và ý thức xã hội. Theo đó, sinh viên có thể chủ động lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và ra quyết định khi đi làm hoặc học lên cao.

Lê Phan Hoàng Quý, cựu sinh viên ngành, chia sẻ, chương trình học của ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang mang tính ứng dụng cao, trang bị những kiến thức thực tế trong quá trình học để xây dựng nền tảng vững chắc về ngành.

"Vì vậy, trong kỳ thực tập tại DAFC với vai trò Digital Product Intern, em đã hoàn thành xuất sắc những công việc được giao", nam sinh nói thêm.

RMIT cũng đánh giá bền vững là một trong những cam kết cốt lõi. Trường xếp hạng 5 trong 1.963 trường đại học toàn cầu về tác động theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, theo Times Higher Education Impact Rankings 2025.

Nhật Lệ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022