Không nhất thiết phải làm đúng ngành đúng nghề

Tìm được một công việc yêu thích sẽ là bước đệm để bạn gắn bó với công việc và hết mình với nó. Công việc đúng chuyên ngành đôi khi lại không phải công việc bạn thật sự yêu thích. Đừng lo lắng nếu bạn không có đủ chuyên môn, bạn hoàn toàn có thể học hỏi, thử thách bản thân mình với một công việc mới. Vậy nên, hãy cởi mở với những công việc tiềm năng.

Đừng nghĩ quá nhiều tới lương, quan trọng là bạn được làm với ai, học được những gì?

Mới bước chân ra khỏi giảng đường đại học, đừng nghĩ quá nhiều tới lương, quan trọng là bạn được làm với ai, học được những gì? Nếu tìm được môi trường làm việc có nhiều người tài, người giỏi bạn sẽ biết được khả năng của mình đang ở mức nào, điểm mạnh, điểm yếu? "Khi bạn muốn phát triển một kỹ năng nào đó, hãy học từ những người đã thành thạo chúng" - những người đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích, giúp bạn có động lực và mục tiêu theo đuổi nghề nghiệp.

Khả năng của bạn không được đánh giá bởi bằng cấp

Nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn qua hiệu suất công việc chứ không phải qua tấm bằng bạn có. Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của tấm bằng đẹp như bạn sẽ có một bộ CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn được mặc định trả một mức lương cao chót vót.

photo-1-1512723786599.jpg

Có kết quả học tập tốt, bằng cấp của trường thuộc nhóm "top" thế nhưng khi đi làm thực tế, chưa chắc bạn đã là một nhân viên xuất sắc ngay hoặc phải cần có thời gian thích nghi và học hỏi trong công việc. Bởi vậy, đừng quá ảo tưởng vào một bộ CV đẹp mà quên mất rằng cái gì cũng cần thời gian thích nghi và bạn còn phải học nhiều nữa để khẳng định giá trị của bản thân.

Biết điểm mạnh của mình

Bản thân bạn phải biết được điểm mạnh của mình, xem xét những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng. Điều này được thể hiện qua kỹ năng và khả năng mà bạn đã phát triển trong quá trình học - và đừng quên xem xét các hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm làm việc trước đây. Cách tốt nhất để bắt đầu là xem qua một loạt các mô tả công việc và chọn ra các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và suy nghĩ xem làm thế nào để cho họ thấy được những kỹ năng đó.

Có một CV chuyên nghiệp

Việc đầu tư một bản CV xin việc chỉn chu và đầy đủ các thông tin trước khi bắt đầu nộp hồ sơ tới các công ty là điều mà mỗi sinh viên sắp ra trường nên lưu ý. Trước khi gửi CV đến nhà tuyển dụng hãy kiểm tra lại thông tin, cách trình bày, lỗi chính tả... Bởi đây chính là ấn tượng đầu tiên bạn mang đến cho các nhà tuyển dụng.

Tận dụng các mối quan hệ

photo-1-1512723843739.jpg

Đừng quên tận dụng tối đa mạnglưới quan hệ hiện có của bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bạn sẽ "nghe ngóng" được thêm những thông tin tuyển dụng ở các ngành nghề khác nhau. Vì vậy hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè, giảng viên... để tìm kiếm những thông tin hữu ích.

Không sợ thất bại

Bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu một hành trình xin việc, mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Công việc đúng chuyên ngành thì cạnh tranh cao hoặc mức lương không phù hợp. Thu nhập ổn định một chút thì lại trái ngành trái nghề. Và quan trọng là bạn có thể sẽ gặp thất bại trong công cuộc đầu tiên của mình. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ bạn, từ sếp, từ môi trường xung quanh... Nhưng cũng đừng quá buồn và thất vọng nếu điều đó xảy ra, cái gì cũng có hai mặt.

Sau thất bại ít nhất bạn có thể trả lời cho "n" câu hỏi vì sao của mình. Vì sao bạn chưa hòa hợp được với đồng nghiệp? Vì sao bạn cố gắng làm rất nhiều nhưng không nhận được sự công nhận của cấp trên?... Và tin tôi đi, lần thất bại này sẽ cho bạn những bài học, những trải nghiệm thực tế giúp ích cho quá trình làm việc về sau.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022