01. Trẻ học bạo lực như thế nào?
Thí nghiệm tâm lý: Thí nghiệm thí nghiệm Búp bê Bobo của Bandura
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp đủ loại trẻ, trầm tính, sôi nổi, hay hiền lành, cáu gắt,... Tại sao trẻ em cư xử rất khác nhau? Nhà tâm lý học người Mỹ Bandura đã tiến hành một thí nghiệm với 72 trẻ em từ 3-6 tuổi từ Trường mẫu giáo Stanford.
Đối với lứa trẻ đầu tiên, nhân viên sẽ cung cấp video người lớn đánh búp bê để trẻ quan sát trước, sau đó đưa trẻ đến phòng thí nghiệm để xem trẻ có thể chơi với búp bê hay không. Nhóm trẻ thứ hai không xem video mà được nhân viên trực tiếp mang con búp bê lớn vào phòng thí nghiệm để xem thái độ của chúng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm trẻ đầu tiên xem hành vi bạo lực sẽ bắt chước cảnh chúng vừa thấy sau khi bước vào phòng, sẽ đấm, đá và đánh búp bê. Nhóm trẻ thứ hai không thấy hành vi bạo lực cũng không tỏ ra ác cảm với búp bê khi bước vào phòng thí nghiệm, thậm chí còn chơi với chúng.
Kết quả nghiên cứu diễn ra gần giống với dự đoán của Bandura. Cụ thể, trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của người lớn với búp bê Bobo có xu hướng bắt chước lại hành vi này khi không có ai giám sát. Ngược lại, trẻ không chứng kiến hành vi bạo lực tỏ ra bình tĩnh. Nhìn chung, bé trai dễ trở nên bạo lực hơn bé gái, đặc biệt khi chứng kiến đàn ông đánh Bobo. Bé trai thường bắt chước hành vi bạo lực thể chất, còn bé gái bắt chước lời nói.
Bắt chước là khả năng học tập mạnh mẽ nhất mà trẻ em được sinh ra. Chúng sẽ quan sát những người xung quanh, những hình ảnh được chiếu trên TV và thậm chí một hành động nhỏ của một người lạ đi ngang qua cũng sẽ được trẻ bắt chước. Hay nói cách khác, bạo lực của người lớn dẫn đến bạo lực của trẻ em. Nếu trẻ đột nhiên học được những hành động chửi thề và đánh người thì khả năng cao là trẻ bắt chước những hiện tượng mà trẻ quan sát được xung quanh.
Như nhiều thí nghiệm khác, thí nghiệm Búp bê Bobo vấp phải các chỉ trích. Một số chuyên gia cho rằng kết quả trong phòng thí nghiệm không giống kết quả ngoài đời thực và hành vi bạo lực được ghi lại ngay lập tức nên không rõ kéo dài hay không. Đặc biệt, trẻ có thể không chủ ý tấn công Bobo mà làm vậy để người lớn hài lòng. Công trình của Bandura cũng bị lên án vì cố tình khiến trẻ nhỏ trở nên bạo lực.
Dù vậy, cho đến nay, thí nghiệm Búp bê Bobo vẫn là một trong những thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng nhất và được đưa vào nhiều giáo trình. Búp bê Bobo được sử dụng trong thí nghiệm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Tâm lý Quốc gia Mỹ ở Akron, bang Ohio.
02. Muốn trẻ có động lực học một kỹ năng nào đó
Thí nghiệm tâm lý: Hộp Skinner
Nhà tâm lý học người Mỹ Skinner đã làm một thí nghiệm. Ông đặt một con chuột đang rất đói vào một chiếc hộp có nút bấm, và mỗi lần bấm nút, thức ăn sẽ rơi xuống. Vì vậy, chú chuột nhỏ đã học cách bấm nút sau nhiều lần thí nghiệm.
Trong một tình huống khác, khi đèn sáng và chuột nhấn nút, nó sẽ nhận được phần thưởng là thức ăn nhưng đồng thời bị điện giật nhẹ qua sàn kim loại. Lúc này, hầu hết các con chuột đều nhấn ít hơn do sợ hãi.
Một con chuột có thể học cách làm điều này, con người tất nhiên còn thông minh hơn. Nhiều hành vi của trẻ cũng vậy, là kết quả của các hoạt động củng cố, miễn là trẻ được củng cố tích cực, trẻ có thể học một hành vi nào đó nhanh hơn. Điều này rất giống với cơ chế khen thưởng và trừng phạt. Bằng cách dùng khen thưởng và kỉ luật, nhà giáo dục có thể thúc đẩy việc lặp lại những hành vi tốt và hạn chế những hành vi không tốt của trẻ.
Thuyết hành vi và đặc biệt là việc dùng thưởng/phạt để điều chỉnh hành vi con người từng được áp dụng rộng rãi trong giáo dục và mang lại những hiệu quả nhất định, nhưng về sau, cũng rất nhiều người phản đối vì cho rằng, hành vi con người không đơn giản như hành vi của các loài động vật và thưởng vì kết quả học tập còn làm thủ tiêu niềm yêu thích học tập tự nhiên của trẻ.
03. Trẻ học kỹ năng sớm nhưng vẫn thua bạn bè, tại sao?
Thí nghiệm tâm lý: Cặp song sinh leo cầu thang
Nhiều bậc cha mẹ mong con học được nhiều kỹ năng hơn nên đăng ký cho con tham gia các lớp hội họa, đàn hát từ sớm, nhưng có thật trẻ học kỹ năng càng sớm càng tốt? Nhà tâm lý học người Mỹ Gesell từng làm một thí nghiệm nổi tiếng: Cho một cặp song sinh giống hệt nhau tập leo cầu thang.
Đứa đầu tiên bắt đầu tập ở tuần thứ 48, đứa thứ hai ở tuần thứ 53 và cả hai đều tập cho đến tuần thứ 54. Đứa thứ nhất đã tập được 8 tuần, đứa thứ hai mới tập được 2 tuần, vậy đứa trẻ nào có trình độ leo cầu thang cao hơn? Hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng những đứa trẻ được luyện tập lâu hơn sẽ leo trèo tốt hơn. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm cho thấy hai đứa trẻ mất khoảng thời gian như nhau để leo cầu thang, và đứa trẻ tập leo sau thậm chí còn leo nhanh hơn đứa trẻ kia.
Không phải trẻ học được một kỹ năng nào đó càng sớm thì càng tốt, giáo dục trẻ phải tôn trọng sự trưởng thành của chúng. Chẳng hạn, theo quy luật thông thường, trẻ 2 tháng biết ngẩng đầu, biết lật khi 4 tháng, biết ngồi khi 6 tháng, biết bò khi 8 tháng, biết đứng khi 10 tháng và biết đi khi 12 tháng.
Đào tạo sớm sẽ không thực sự làm cho trẻ học tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn ép con phát triển khi chưa đủ trưởng thành sẽ làm tổn thương con nhiều hơn.