Đối với trẻ nhỏ, sự tiếp xúc cơ thể có sức mạnh hơn bất kỳ loại nào, những cái ôm là cách tương tác ấm áp nhất, hiệu quả nhất của mẹ đối với con mình.

Nhà ngôn ngữ học người Mỹ Albert Merribin qua nghiên cứu nhận thấy có tới 93% việc tương tác giữa con người với nhau dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ.

Ngay cả người lớn cũng cần những cái ôm để bày tỏ cảm xúc chứ đừng nói đến trẻ nhỏ. Trẻ em không cần nhiều vật chất, chỉ cần nhiều cái ôm của mẹ hơn mỗi ngày. Trên thực tế, không phải cha mẹ nào cũng sẵn lòng ôm con mình, họ không biết những lợi ích từ những cái ôm và sự khao khát việc thể hiện tình cảm của con mình.

photo-2-1701071572863109925577.jpg

Ôm là cách hiệu quả nhất để trẻ cảm nhận được sự yêu thương

Đối với trẻ nhỏ, cách để biểu hiện tình yêu rất đơn giản, đó là được mẹ ôm hôn thường xuyên. Chỉ khi lớn lên đến một giai đoạn nhất định, trẻ mới hiểu được tình yêu thương mà mẹ thể hiện bằng lời nói. Nhưng dù vậy, trẻ vẫn muốn thể hiện tình yêu thương của mẹ thông qua việc ôm nhau.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, ôm không chỉ thúc đẩy sự phát triển tinh thần lành mạnh của trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất tốt hơn. Những tác động quan trọng nhất được thể hiện ở 4 khía cạnh dưới đây:

1. Thúc đẩy phát triển trí não, giúp trẻ trở nên thông minh hơn

Khi mọi người ôm nhau, cơ thể họ giải phóng hormone endorphin. Endorphin là một loại chất peptide nội sinh được cơ thể sản xuất và có tác dụng giống morphin. Ngoài chức năng giảm đau, các peptide này còn có nhiều chức năng sinh lý khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, chức năng tim mạch và hô hấp.

Mỗi cái ôm và sự đụng chạm mà người mẹ dành cho con mình đều tác động mạnh tới não bộ của trẻ. Khi não được kích thích, trí tuệ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.

2. Trẻ cảm thấy được an toàn và thoải mái

Khi trẻ cáu kỉnh, quấy khóc, một cái chạm hay cái ôm nhẹ nhàng có thể nhanh chóng giúp trẻ bình tĩnh trở lại nhanh chóng. Sự ôm ấp thường xuyên của mẹ là cách tốt nhất để tạo cảm giác an toàn cho con cái. Chỉ khi trẻ cảm thấy an toàn thì chúng mới tích cực khám phá thế giới.

3. Cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ

Ôm trẻ thường xuyên có thể giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, điều này rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Nhiều dữ liệu lâm sàng cho thấy việc vuốt ve, ôm ấp trẻ nhiều hơn còn có thể giúp trẻ phát triển thể chất và điều trị bệnh tật. Ôm ấp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non là một bằng chứng thuyết phục.

4. Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Đối với người cha, ôm con thật chặt trong vòng tay, bế con lên cao khiến trẻ cảm nhận được tình yêu vững chắc và mạnh mẽ của cha. Đối với người mẹ, cái ôm nhẹ nhàng, trìu mến có thể giúp trẻ cảm nhận được tình yêu dịu dàng, tinh tế của mẹ.

photo-1-1701071571825624217483.jpg

Khi nào trẻ cần được ôm nhiều nhất?

Đối với một đứa trẻ, không có khái niệm quá nhiều cho việc được mẹ ôm ấp. Tuy nhiên, dưới đây là những thời điểm trẻ muốn được ôm nhất, nếu bỏ lỡ có thể khiến trẻ cảm thấy buồn.

1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng

Khi thức dậy vào buổi sáng, hành động mẹ ôm con có thể xóa tan sự cáu kỉnh, khó chịu thường thấy ở trẻ em. Một cái ôm vào buổi sáng giống như một nút bật nguồn, mang lại cho trẻ một khởi đầu ngày mới vui vẻ và tươi đẹp.

2. Sau khi tan sở về nhà

Trẻ đi mẫu giáo hay phải xa mẹ cả ngày sẽ rất nhớ mẹ. Lúc này, trẻ rất thèm được mẹ ôm thật chặt, xoa dịu nỗi lo lắng vì phải chờ đợi và cả sự bất bình khi không thể gặp mẹ.

3. Trước khi đi ngủ

Mẹ hãy ôm con thật ấm áp trước khi đi ngủ và đặt một nụ hôn lên trán để chúc bé ngủ ngon. Hãy để trẻ mang hơi ấm còn lại và tình yêu của mẹ vào giấc ngủ.

4. Khi nói lời tạm biệt nhau

Khi mẹ cần phải rời xa con hoặc khi trẻ đi học mẫu giáo, chúng rất cần một cái ôm trước khi chia tay mẹ. Điều này có thể giúp trẻ vượt qua cảm giác bất an, lo lắng do bị chia cắt.

5. Trong những thời điểm đặc biệt

Khi trẻ bồn chồn, khó chịu, ốm đau, bị đối xử tệ hoặc xung đột với những đứa trẻ khác... những cái ôm của mẹ có thể mang lại cho trẻ sự tự tin và cảm giác được an ủi nhất định.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022