5 công việc dưới đây nổi tiếng nặng nhọc và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người làm, nhưng vẫn thu hút số lượng lớn người đăng ký ứng tuyển vì mức thu nhập tốt.

photo-1-17150688314721129802772.jpg

Nhiều người chấp nhận làm công việc nguy hiểm để đối lấy mức lương cao. (Ảnh minh họa)

Công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng là việc làm khá nguy hiểm, nhưng lại được nhiều người lựa chọn vì dễ xin việc, không yêu cầu cao về bằng cấp.

Công việc của những công nhân xây dựng gồm: lợp mái, trộn bê tông cốt thép, vận chuyển vật liệu, xây gạch, lát tường, cắt thép, xẻ gạch… với môi trường làm việc khắc nghiệt, rủi ro cao. Nếu làm trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất như sơn, vôi, mùn sắt.

Hiện tại, mức lương của công nhân xây dựng thường được tính theo ngày, dao động 150 - 500.000 đồng tùy thuộc vào vị trí việc làm khác nhau như thợ hồ, thợ phụ, thợ chính.

Thợ mỏ

Hầm mỏ là nơi làm việc tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về mọi mặt và không thể lường trước có thể sập đổ lúc nào. Ngoài ra, môi trường làm việc của công nhân mỏ luôn trong tình trạng thiếu oxy, chứa lượng lớn silic độc hại cho phổi.

Những rủi ro xảy ra từ các vụ cháy nổ hay rò rỉ hóa chất, mệt mỏi, ngã, bị điện giật, khói độc và tải nặng cũng là một số mối nguy hiểm mà thợ mỏ phải đối mặt trong công việc.

Đổi lại, mức lương, chế độ đãi ngộ các đơn vị trả cho nhân viên hầm mở khá cao, từ 20 - 100 triệu đồng/tháng, tuỳ vào trình độ và vị trí việc làm.

Diễn viên đóng thế

Diễn viên đóng thế là công việc nguy hiểm khi phải thực hiện một số thao tác như nhảy từ trên cao xuống, đâm xe, đánh nhau hoặc sử dụng vũ khí nguy hiểm trong các trận đánh. Rủi ro của nghề này rất lớn, buộc người làm phải cam kết chấp nhận trước khi bắt đầu công việc.

Thậm chí, có một số rủi ro dẫn đến thương tích nghiêm trọng, gây ra tử vong đều phải chấp nhận. Thời gian làm việc của diễn viên đóng thế cũng không cố định mà phải phụ thuộc vào diễn viên chính hay công tác của đoàn phim.

Tuy công việc nguy hiểm là vậy, nhưng đổi lại họ sẽ nhận về mức lương khá cao so với mặt bằng chung từ 500.000 đến 5 triệu đồng trên một lần đóng thế. Đây chính là điều khiến nhiều người chấp nhận đánh đổi để có được công việc này.

Ngư dân

Dù hiện nay, máy móc được can thiệp nhiều nhưng vận hành máy trong quá trình ra khơi đánh bắt đều do người dân thực hiện. Do đó, tỷ lệ đối mặt với rủi ro thời tiết, đuối nước, mất tích rất cao.

Đồng thời, tỷ lệ nguy hiểm sẽ tăng cao hơn khi ngư dân làm việc tại vùng biển ít yên bình hoặc những quốc gia thường gặp nhiều thiên tai. Cuộc sống của ngư dân cũng ít ổn định khi các làng chài luôn là nơi đón đầu thiên tai.

Trong khi đó, tại Việt Nam ngư dân chủ yếu hoạt động theo hình thức tự phát từ thuyền bè nhỏ nên mọi hoạt động chủ yếu thủ công, sử dụng 100% sức lao động. Ngư phủ và nghề cá cũng được xếp hạng là công việc nguy hiểm thứ hai ở Mỹ.

Khai thác gỗ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tỷ lệ tử vong trong ngành khai thác gỗ cao hơn các ngành khác gấp 20 lần. Nguyên nhân chính đến từ thiết bị làm việc hạng nặng và cây cối rừng rậm hoang vu.

Công việc chủ yếu của những người làm khai thác gỗ là đo đạc, sử dụng máy móc để đốn cây, vận hành máy để sắp xếp và vận chuyển cây từ trong rừng ra nhà máy… Dù có sự can thiệp của máy móc nhưng công nhân khai thác gỗ vẫn phải làm việc ở những độ cao khác nhau, dưới thời tiết khắc nghiệt và phải đối mặt với rủi ro của cây đổ, lỗi thiết bị.

Hiện tại, mức lương của công việc này tại nước Mỹ rơi vào khoảng 1 tỷ đồng/năm. Do đó, khai thác gỗ vẫn là công việc mơ ước của nhiều lao động phổ thông.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022