screen-shot-2025-03-26-at-13-38-29-1742971119147784599863-170-241-956-1499-crop-1742971152269718371658.pngBộ ba nghệ sĩ Như Quỳnh - Trà Giang - Viết Liên gặp lại nhau sau 50 năm bộ phim 'Ngày lễ thánh'

GĐXH - NSND Như Quỳnh, NSND Trà Giang, nghệ sĩ Viết Liên là 3 nghệ sĩ từng góp phần làm nên thành công của “Ngày lễ thánh” mới đây đã có dịp hội ngộ ôn lại nhiều kỷ niệm sau 50 năm.

Trong dòng chảy của những tác phẩm kinh điển, “Cánh đồng hoang” nổi bật như một bản hùng ca trữ tình của màn ảnh Việt. "Cánh đồng hoang" kể về cuộc sống của một đôi vợ chồng nông dân (NSND Lâm Tới và Thúy An thủ vai) cùng người con nhỏ, sinh sống trong vùng Đồng Tháp Mười đầy bom đạn. Họ đóng vai trò như những người giữ liên lạc cho quân giải phóng. Người chồng ngày ngày chèo xuồng ra ngoài để theo dõi động tĩnh của máy bay Mỹ, còn người vợ ở nhà chăm sóc con và giữ vững tinh thần chiến đấu. Cuộc sống của họ gắn liền với sông nước, với thiên nhiên hoang sơ nhưng cũng đầy nguy hiểm.

Nói về thành công của "Cánh đồng hoang", bên cạnh những tài năng diễn xuất như NSND Lâm Tới, diễn viên Thuý An còn phải kể đến những chi tiết đã trở thành kinh điển, được đạo diễn Nguyễn Hồng Sến lồng ghép trong phim. Trong đó, chi tiết vợ chồng anh Ba Đô cho con vào túi nilon để tránh bom khiến khán giả nhiều thế hệ thắt tim lại mỗi lần theo dõi. 

screen-shot-2025-04-04-at-161720-1743758257877763956055.pngscreen-shot-2025-04-04-at-161726-1743758257864778859799.png

Cảnh vợ chồng anh Ba Đô cho con vào túi nilon để tránh bom là một trong những cảnh kinh điển của "Cánh đồng hoang".

screen-shot-2025-04-04-at-161410-17437581398571466579462.pngscreen-shot-2025-04-04-at-161419-1743758139879170642224.png
screen-shot-2025-04-04-at-161435-1743758139911791717252.png

Những hình ảnh kinh điển sống mãi trong "Cánh đồng hoang".

Trong "Cine 7 – Ký ức phim Việt" tuần này đã gặp gỡ nhà quay phim/NSƯT Bằng Phong - người đã cùng cố NSND Đường Tuấn Ba tạo nên những thước phim ấn tượng trong "Cánh đồng hoang". Quay phim Bằng Phong chia sẻ: "Cảnh quay này được tập trước ở trên bờ, chỗ khô để tính cú máy trước, sau đó khi xuống nước thật, quay phim căn máy y hệt và chỉ làm duy nhất 1 lần, không lặp đi lặp lại như những phân cảnh khác. Do đây là cảnh quay đặc biệt, cháu nhỏ lúc ấy mới chỉ khoảng vài tháng tuổi.

Là 1 cảnh kinh điển trong phim, hình ảnh này được những nhà làm phim lấy cảm hứng từ chất liệu đời sống thật. Diễn viên em bé trong phim cũng chính là cháu của đạo diễn Hồng Sến được huy động trở thành diễn viên của phim".

Là người trực tiếp tham gia trong đoàn làm phim "Cánh đồng hoang" với công tác phó chủ nhiệm, ông Dương Minh Hoàng vẫn nhớ như in những ngày tháng gian khó nhưng vô cùng đáng tự hào ấy. Cả đoàn làm phim phải dầm mình trong 3 tháng giữa mùa nước nổi của Đồng Tháp Mười, cứ mưa thì trú, tạnh mưa lại quay tiếp. Ê-kíp làm phim cùng nhau ngủ trong một căn nhà bỏ trống, tối đến trải bạt xuống nằm. Bữa cơm đơn sơ có các chị cấp dưỡng phục vụ. Đa phần các bối cảnh trong phim đều tận dụng từ chính thiên nhiên trù phú như: Rừng tràm, ao sen, đầm nước… đến những đạo cụ trong phim hầu hết cũng đều đi mượn chứ không tốn tiền thuê.

Có lẽ cũng bởi vậy mà "Cánh đồng hoang" được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng. Chia sẻ về thông tin này, Nhà phê bình điện ảnh, TS. Ngô Phương Lan (Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam) bày tỏ sự khâm phục với lớp thế hệ làm điện ảnh xưa.

screen-shot-2025-04-04-at-162131-17437585103581402019860.pngscreen-shot-2025-04-04-at-162142-17437585103751579684100.png
screen-shot-2025-04-04-at-162010-17437584386711109119192.png

Nhà quay phim, NSƯT Bằng Phong - Phó quay phim "Cánh đồng hoang".

"Đây có thể nói là 1 thời quá khứ vàng, bản thân tôi được sinh ra trong 1 gia đình điện ảnh, từ nhỏ đã đi theo mẹ đi quay phim. Trong thời bao cấp, với những nhà làm phim thì được làm phim, được đóng góp đã là điều vinh dự, bởi vậy họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho tác phẩm của mình. Điều đó có thể lý giải vì sao với kinh phí hạn hẹp, những nhà làm phim thời ấy vẫn có thể tạo nên một tác phẩm đồ sộ đến vậy.

Dù đã trải qua gần nửa thế kỷ, thế nhưng mỗi khi 'Cánh đồng hoang' được chiếu lại, khán giả lại như sống lại 1 thời bom đạn hào hùng của dân tộc cùng tình yêu quê hương đất nước. Và dù có bao nhiêu thời gian trôi đi chăng nữa thì những gương mặt của điện ảnh vẫn luôn ở lại trong phim và trẻ mãi. Những lát cắt lịch sử mỗi khi được trình chiếu, tưởng như chỉ mới hôm qua và bộ phim lại được sống thêm một lần nữa", bà Ngô Phương Lan cảm thán.

screen-shot-2025-04-04-at-161511-17437581399282133089501.png

Nhà phê bình điện ảnh, TS. Ngô Phương Lan chia sẻ về "Cánh đồng hoang" trong Cine 7 – Ký ức phim Việt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022