Ngày 4 tháng 2, truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đã đăng tải 1 bản tin phân tích lý do Từ Hy Viên không thể nhập viện khẩn cấp tại Nhật Bản. Đồng thời bản tin này cũng tiết lộ rằng việc cô tắm nước nóng khi đang cảm lạnh là một hành động nguy hiểm nghiêm trọng.

Tờ Sohu cũng đã đăng tải lại bản tin này và đưa ra những nhận xét quan trọng liên quan tới việc Từ Hy Viên tử vong.

Theo hướng dẫn viên phụ trách lịch trình của gia đình Đại S (Từ Hy Viên), cô đã xuất hiện triệu chứng cảm lạnh từ ngày 29 tháng 1. Lúc này Từ Hy Viên đã có triệu chứng ho nhẹ và hen suyễn, nhưng gia đình không để ý nhiều.

cfffaptureggg-173863958258332298208-1738641589566-17386415897371693839414.jpg

Bản tin của truyền thông Đài Loan đưa tin về sự việc của Từ Hy Viên

Trong hai ngày 30 và 31/1, Từ Hy Viên ở trong phòng khách sạn mà không ra ngoài vì nghĩ rằng chỉ cần nghỉ ngơi bệnh cảm của mình sẽ thuyên giảm. 

  • avatar1738598988608-1738598990781892002712-0-75-453-800-crop-17385990004411766797299.gif

    No.1 Hot seach: Chồng cũ Từ Hy Viên dầm mưa trên phố sau tin vợ cũ qua đời vì bệnh cúm

Tuy nhiên, tình hình sức khoẻ của Từ Hy Viên lại trở nên tồi tệ hơn. Đến chiều ngày 31, gia đình mới sắp xếp được xe cứu thương để đưa nữ diễn viên đến bệnh viện ở vùng nông thôn. Từ Hy Viên đã được đưa đến bệnh viện để bác sĩ khám, nhưng lại được đưa trở lại vì lý do nào đó không rõ.

Đến sáng ngày 1 tháng 2, Từ Hy Viên lại được đưa đến bệnh viện cấp cứu một lần nữa, lần này vẫn không xác định được tình trạng cụ thể.

Sau đó, Từ Hy Viên buộc phải chuyển viện do tình trạng nghiêm trọng. Phải đến lần thứ ba, cô mới được chẩn đoán mắc bệnh cúm A.

cfe5aaa40170c776e3b89ddds57f6ac48872-17386396895752016570549-1738641590526-17386415905852087582780.jpg

Tuy nhiên, sau khi được chẩn đoán mắc cúm A, Từ Hy Viên đã không được điều trị thêm. Trước đó, Từ Hy Viên và gia đình đã cùng nhau tắm suối nước nóng, vì vậy một bác sĩ tiết lộ rằng đây là một trong những lý do khiến cô đột ngột qua đời.

Từ Hy Viên cũng đã bỏ lỡ mất 48h vàng để cấp cứu. Lần đến bệnh viện đầu tiên và bị trả về không lý do. Lần chuyển viện để xác nhận chẩn đoán. Lần thứ 3 là chẩn đoán được xác nhận nhưng không có phương pháp điều trị hiệu quả nào được đưa ra. Theo các chuyên gia y tế Đài Loan (Trung Quốc), Từ Hy Viên đã bỏ lỡ cơ hội được điều trị khẩn cấp và cuối cùng bỏ lỡ 48h vàng để cứu mạng.

Quay lại vấn đề, tại sao Từ Hy Viên không thể nhập viện điều trị?

Được biết, hệ thống y tế Nhật Bản có quy định phân cấp rõ ràng và có quy tắc cụ thể trong công việc điều trị các bệnh như cúm A. Đặc biệt tại các khoa nội trú ở tuyến dưới, cần có khuyến nghị từ các bác sĩ giới thiệu và việc điều trị dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Ngoài ra, tại một số bệnh viện tuyến dưới, việc khám bệnh cũng cần đặt lịch hẹn và chờ đợi theo lịch trực của bác sĩ. Đây cũng là một trong những lý do khiến Từ Hy Viên bị trả về sau khi xe cứu thương đưa tới bệnh viện lần đầu tiên.

Hơn nữa, rất nhiều bệnh viện ở Nhật Bản cần tìm hiểu về tiền sử bệnh của từng bệnh nhân, việc dùng thuốc và điều trị đều tùy thuộc vào từng người. Từ Hy Viên vốn có sức khỏe không tốt và có tiền sử động kinh, nên việc điều trị cũng có nhiều hạn chế.

8ade75654b0-1738639823987911152905-1738641591083-17386415911351458986055.jpg

Không điều trị kịp thời, bỏ lỡ thời kỳ vàng để cấp cứu, Từ Hy Viên còn đi tắm nước nóng. Cuối cùng, Từ Hy Viên bị viêm phổi cấp do cúm, sau đó chuyển thành nhiễm trùng huyết và qua đời đột ngột.

Bác sĩ suy đoán rằng Từ Hy Viên có khả năng tử vong do nhiễm trùng huyết do vi khuẩn. Loại nhiễm trùng huyết này là do vi khuẩn tiết ra độc tố, có thể do nhiễm trùng phổi, đường hô hấp, ruột hoặc đường tiết niệu.

Hiện tại, gia đình Từ Hy Viên đang lo liệu hậu sự cho cô. Thi thể của Từ Hy Viên được hỏa táng tại Nhật Bản, sau đó tro cốt sẽ được gia đình mang về Đài Bắc để tổ chức lễ tiễn đặc biệt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022