Trong những năm gần đây, khái niệm thời trang tôn vinh văn hoá dân tộc đã trở nên phổ biến hơn và được nhiều bạn trẻ chú ý. Những bộ trang phục truyền thống cũng nhận được nhiều sự yêu thích, điều này khiến thời trang không đơn thuần chỉ là sản phẩm may mặc mà còn thể hiện giá trị văn hoá, tín ngưỡng và những nét đẹp trong truyền thống.

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam. Vào năm 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Mới đây nhất, sự kiện 36 Nét Ngài do nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội tổ chức đã nhận được nhiều sự chú ý và phản hồi tích cực. Sự kiện giúp cộng đồng hiểu hơn về ý nghĩa và nét đặc sắc văn hóa ẩn chứa trong từng hoa văn, họa tiết trên các bộ trang phục hầu đồng.

hiet-ke-trang-phuc-ngu-vi-ton-quan-bst-36-net-ngai-net-dep-trang-phuc-van-hoa-hau-dong-den-tu-y-phuc-truyen-thong-tiem-lynh-cua-ntk-linh-thao-17134972207001116495449.jpeg

Trong đó, NTK Linh Thảo đã có nhiều chia sẻ về trang phục hầu đồng truyền thống của Việt Nam và cách bảo tồn nét đẹp văn hoá, vận dụng sáng tạo các kỹ thuật thủ công mới cùng các nguyên phụ liệu để mang tới nét đặc sắc trong trang phục.

Khi nghệ thuật hầu đồng được công nhận là văn hoá phi vật thể, bạn bè quốc tế cũng tò mò, mong muốn tìm hiểu nhiều hơn. Điều này cũng đồng nghĩa những bộ trang phục hầu đồng cần phải có sự tỉ mỉ, sáng tạo và mang lại ý nghĩa giúp nét đặc sắc văn hóa Việt được nổi bật hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022