28butts1_superJumbo_1.jpg

Trong phần giới thiệu cuốn sách Butts: A Backstory, nhà báo Heather Radke kể rằng lúc mới 10 tuổi, cô và một người bạn bị hai cậu bé tuổi teen nhận xét thô tục khi đang đạp xe.

"'Mông đẹp đấy!', chúng tôi nghe họ nói. Việc bị bàn tán về vòng ba khiến tôi thấy khó chịu và kỳ lạ... Tôi biết rằng có những bộ phận trên cơ thể được coi là đẹp, gợi cảm và được người khác khao khát, nhưng không nghĩ rằng vòng ba lại là một trong số đó", Radke viết.

Chính những quan sát và suy nghĩ này đã khiến Radke lên ý tưởng cho cuốn sách Butts: A Backstory.

Kết hợp giữa thể loại hồi ký, khoa học, lịch sử và phê bình văn hóa, cuốn sách đề cập đến lịch sử phát triển của việc tình dục hóa vòng ba của phụ nữ, từ hình ảnh bị siết chặt của thời đại Victoria cho đến vòng ba quá cỡ trên Internet của Kim Kardashian và sự phổ biến của loại hình thẩm mỹ nâng mông kiểu Brazil.

Radke xem xét vai trò của thuyết ưu sinh, thời trang, mốt thể dục và văn hóa đại chúng trong việc xác định các tiêu chuẩn chủng tộc và quan niệm sai lầm về vòng ba.

Radke nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNN: "Kể từ khi hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương gia tăng, luôn có một kiểu đánh giá thấp về chủng tộc trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào xung quanh vòng ba, cũng như cách tiếp cận theo giới đối với các câu hỏi như 'Cơ thể nữ tính là gì?', 'Thế nào là cơ thể đẹp?' Câu trả lời cho những câu hỏi đó thay đổi theo thời gian, nhưng mối bận tâm sâu sắc của chúng ta cho thấy vòng ba từ lâu đã được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát, quy định ham muốn và thiết lập hệ thống phân cấp chủng tộc".

Định kiến

Một nhân vật thường xuyên xuất hiện trong Butts: A Backstory là Saartjie "Sarah" Baartman, người được gọi là Hottentot Venus (thuật ngữ Hottento hiện bị nhiều người coi là xúc phạm, trong lịch sử được dùng để chỉ Khoekhoe, một bộ lạc bản địa của Nam Phi).

Baartman là một phụ nữ bị buộc phải phô bày vòng ba quá cỡ của mình cho những khán giả ở Cape Town, London và Paris vào thế kỷ 19.

Lời kể của Radke về cuộc đời của Baartman cũng như việc cơ thể của bà đã trở thành "ảo tưởng về tình trạng cuồng dâm châu Phi", làm cơ sở cho phần lớn câu chuyện xuyên suốt cuốn sách. Tác giả cũng lần theo những khuôn mẫu được tạo ra bởi các "nhà khoa học chủng tộc" châu Âu thời đó và sau này là những định kiến ​​sai lệch như phụ nữ có vòng ba lớn thì có nhu cầu tình dục cao.

httpcdn.cnn.comcnnnextdamassets2_16_.jpg

Loại trang phục phổ biến trong thế kỷ 19. Ảnh: De Agostini Editorial.

Radke đã nói chuyện với Janell Hobson, giáo sư nghiên cứu về phụ nữ, giới tính và tình dục tại Đại học Bang New York ở Albany, người đã viết nhiều về Baartman. Hobson liên kết sự tôn sùng nhân vật Baartman với việc duy trì chế độ nô lệ.

"Câu chuyện của Baartman thể hiện những định kiến xung quanh sự man rợ của người châu Phi và phụ nữ da đen nguyên thủy. Vì vậy, khi người da trắng nhìn vào Sarah Baartman, họ đang phóng chiếu tất cả những thứ mà mình ăn sâu trong văn hóa", Hobson giải thích.

Mặc dù Baartman qua đời vào năm 1815, hình ảnh cơ thể của bà vẫn được trưng bày ở Paris cho đến những năm 1980, sau đó trở lại một lần nữa vào những năm 1990. "Đó như một khuôn mẫu và biểu tượng của sự bóc lột", Radke viết.

Tác giả sách cũng nói về bustle - loại áo lót phổ biến vào cuối thế kỷ 19 được thiết kế để làm cho phần mông của phụ nữ trông to hơn - như một ví dụ rõ ràng về việc người da trắng chiếm đoạt hình dáng của Baartman.

"Đó là cách để phụ nữ thời Victoria trông giống Baartman, đồng thời khẳng định sự trong trắng và đặc quyền của họ, vì trang phục có thể được cởi ra một cách đơn giản. Hành vi đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử", Radke nhận định.

Butts: A Backstory còn nói về sự trỗi dậy của "phụ nữ không có vòng ba" vào những năm 1910 cho đến xu hướng phẫu thuật nâng mông kiểu Brazil thời gian gần đây với sự nổi tiếng của Kim Kardashian.

"Tôi muốn đưa ra bối cảnh lịch sử về cách vòng ba của phụ nữ được nhìn nhận và miêu tả, cũng như cảm xúc của nữ giới xung quanh chuyện này. Dù có ý thức hay không, chúng ta và xã hội nói chung luôn chú ý đến vòng ba - che giấu, làm nổi bật hoặc tôn sùng chúng. Thật nực cười nhưng vòng ba dường như thuộc về người xem hơn là người sở hữu", Radke giải thích.

Sự phản kháng

Trong khi nhiều câu chuyện được phơi bày trong cuốn sách thường gợi lên đau khổ về thể xác như chế độ ăn kiêng, quần áo định hình, phẫu thuật thẩm mỹ, cũng có những niềm vui đan xen.

Để chống lại các chế độ tập luyện khắc nghiệt của thập niên 80 (chẳng hạn như cơn sốt tập thể hình "Buns of Steel" coi vòng ba như tạc tượng biểu trưng cho sự tự chủ và lòng tự trọng), Radke đã mô tả phong trào tập thể dục cho người béo nổi lên vào cùng thời điểm.

Ở Astoria, Queens (Mỹ), Radke dành thời gian tìm hiểu một nhóm drag queen chuyên điêu khắc những miếng độn mông để biến phần cơ thể này thành một thứ gì đó vui vẻ và không bị phán xét.

httpcdn.cnn.comcnnnextdamassets2_15_.jpg

Drag queen tự thiết kế trang phục với phần độn mông. Ảnh: Aimee Dilger/SOPA Images.

"Lịch sử của cơ thể, đặc biệt là cơ thể phụ nữ, sẽ luôn là lịch sử của sự kiểm soát và áp bức, nhưng tôi cảm thấy điều quan trọng là phải chỉ ra khả năng khác: sự phản kháng và giải phóng. Những câu chuyện đó là nghiên cứu thú vị nhất mà tôi đã thực hiện, và cũng là một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất, vì chúng cho phép tôi gặp gỡ những người đã vượt qua các quy chuẩn xã hội và chấp nhận cách nghĩ khác biệt", Radke nói.

Sau cùng, tác giả Butts: A Backstory rút ra kết luận: Điều hấp dẫn nhất của vòng ba là nó không nhất thiết phải mang một ý nghĩa gì đó.

"Phần cơ thể này có khả năng khiến chúng ta cảm thấy đau khổ hoặc tức giận, đặc biệt là khi đang mắc kẹt trong phòng thay đồ với chiếc quần jeans không vừa. Nhưng sự tức giận đó là kết quả của hàng thế kỷ lịch sử, bối cảnh văn hóa và chính trị. Cảm xúc đó chắc chắn không đến từ những vấn đề trên cơ thể của chúng ta. Nếu ngẫm lại, chúng ta sẽ thấy rằng vòng ba cũng chỉ là một bộ phận cơ thể. Chúng có thể chẳng mang ý nghĩa gì cả".

Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách

Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022