Không phải ngẫu nhiên, những liên hoan phim danh tiếng trên thế giới, tính từ Đông sang Tây: LHP Busan (Hàn Quốc); LHP Cannes (Pháp)... được tổ chức ở những thành phố biển.

Điều đó có lẽ chính là lý do BTC Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai (DANAFF II) tổ chức toạ đàm "Chia sẻ kinh nghiệm kết nối các liên hoan phim bờ biển".

Toạ đàm "Chia sẻ kinh nghiệm kết nối các liên hoan phim bờ biển" trong khuôn khổ DANAFF II

LHP Cannes tại Pháp hay LHP Busan đã có lịch sử hình thành lâu đời và đã khẳng định được thành công, vị thế trong mạng lưới các liên hoan phim quốc tế. Mô hình thành công này duy trì ảnh hưởng đối với nền công nghiệp điện ảnh, tạo nên thương hiệu cho địa phương, vùng và quốc gia; làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, thúc đẩy du lịch, kinh tế, giao lưu văn hoá.

BTC DANAFF đã mời đến đến cuộc toạ đàm "Chia sẻ kinh nghiệm kết nối các liên hoan phim bờ biển" chủ tịch, giám đốc, người đứng đầu các hạng mục của một số liên hoan phim quốc tế uy tín được tổ chức tại các thành phố ven biển như LHP Busan (Hàn Quốc), LHP Cannes (Pháp), LHP Macao (Trung Quốc)… để trình bày các kinh nghiệm này với lãnh đạo của TP. Đà Nẵng, Bộ VH,TT&DL, các tổ chức và cá nhân liên quan là khách mời của LHP.

busan-1720064890019730773130.jpeg

Quang cảnh LHP QT Busan lần thứ 22. Ảnh: Internet

Mục đích chính của hội thảo là, qua thực tiễn tổ chức thành công của các LHP uy tín này, gợi ý và tư vấn của những người trong cuộc sẽ giúp chính quyền thành phố Đà Nẵng và BTC DANAFF: Xây dựng một chiến lược hợp tác hành động bài bản, lâu dài giữa chính quyền TP và DANAFF với mục tiêu biến DANAFF thành một LHP quốc tế quan trọng trong khu vực, một thương hiệu văn hoá của thành phố cũng như của Việt Nam; TP. Đà Nẵng và DANAFF thành điểm kết nối các thành phố LHP ven biển; Từ kinh nghiệm quốc tế tìm ra mô hình hợp tác công tư thích hợp về tài chính, tài trợ để đảm bảo cho DANAFF có thể hoạt động lâu dài...

Busan là thành phố đông dân thứ hai của Hàn Quốc (sau Seoul). Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của vùng Đông Nam Hàn Quốc, cảng – sầm uất nhất Hàn Quốc, là trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, thương mại và trung tâm khoa học về hải dương. Busan gia nhập các Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO với tư cách là một "thành phố điện ảnh" với liên hoan phim hàng năm nổi tiếng.

park-17200649654801180633225.jpg

Đạo diễn Park Kwang Su - Chủ tịch LHP Quốc tế Busan

Chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng một "thương hiệu điện ảnh", một "thành phố điện ảnh" với một liên hoan phim còn non trẻ lần thứ hai được tổ chức, đạo diễn Park Kwang Su - Chủ tịch LHP Quốc tế Busan - cho biết: "LHP Quốc tế Busan bắt đầu với 5 người vào năm 1996 và phải tổ chức tại hai địa điểm cách xa nhau trong đó có bãi biển Haeundae sầm uất và thu hút đông đảo du khách, khán giả. Sau khi xây dựng được một cụm rạp quy mô thì LHP Busan mới dừng chân cố định ở Haeundae. LHP Busan đến nay có quy mô kinh phí khoảng 10 triệu USD, với khoảng 200.000 vé được bán ra...". Cho tới nay, tại Busan, mỗi năm nhiều LHP được tổ chức, nhiều trường đào tạo điện ảnh, truyền thông đa phương tiện đã chuyển tới Busan.

Tuy nhiên, để đi đến thành công sau gần 30 năm, BTC LHP Busan nhận được sự đồng hành của chính quyền. Cụ thể, theo đạo diễn Park Kwang Su, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định di rời Học viện Điện ảnh Hàn Quốc đến Busan đồng thời ra quyết sách để xây dựng thương hiệu "Thành phố điện ảnh" cho Busan.

bu-san-17200650775111892641100.jpg

Busan có nhiều nét tương đồng "thành phố đáng sống" Đà Nẵng. Ảnh: Hà Chi

Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn điện ảnh cho lực lượng sáng tác trẻ, chính quyền còn chú trọng nâng cao trình độ thưởng thức của khán giả trẻ, và có chủ trương nâng cao trình độ của khán giả điện ảnh. "Khán giả chính là yếu tố quan trọng trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một liên hoan phim" - đạo diễn Park Kwang Su nhấn mạnh thêm. LHP Busan tạo được hiệu ứng khán giả tốt, và họ chính là những "nhân tố" quảng bá và lan toả sự ảnh hưởng của LHP.

Trao đổi về ý kiến của ông Park Kwang Su, đạo diễn Phan Đăng Di cũng đặt câu hỏi với ông Hà Vỹ - Phó Giám đốc Sở VHTT TP. Đà Nẵng - về việc liệu chính quyền thành phố Đà Nẵng có thể có những chủ trương tạo dựng một không gian cho một liên hoan phim quốc tế hay không?

havy-1720065120073787767846.jpg

Ông Hà Vỹ (giữa) phát biểu tại toạ đàm

Ông Hà Vỹ cho biết, với DANAFF II đã phát hành khoảng 13.000 vé hoàn toàn miễn phí cho người dân, du khách Đà Nẵng thưởng thức các bộ phim trong khuôn khổ LHP. Điều này cũng nhằm mục đích lan toả sự kiện tới khán giả. Tuy nhiên, chủ trương về việc xây dựng thành phố điện ảnh, các không gian công cộng cho một LHP hay đào tạo về điện ảnh ... thì cần kế hoạch lâu dài.

lorna-17200653395242143055010.jpg

Nhà sản xuất Lorna Tee

Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức một liên hoan phim non trẻ, nhà sản xuất Lorna Tee - Tổng thư ký mạng lưới điện ảnh châu Á (AFAN), đồng sáng lập và điều hành LHP QT Macao (Trung Quốc) - cho biết: "Sự phát triển của một liên hoan phim phải song hành cùng sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất phim. Sự phát triển của công nghiệp điện ảnh này sẽ tạo điều kiện cho liên hoan phim ở Việt Nam phát triển. Qua theo dõi điện ảnh Việt Nam thời gian qua, tôi được biết các bạn đã có những bộ phim thành công ở phòng vé. Sự quan tâm của khán giả với điện ảnh đóng một vai trò quan trọng. Nhưng theo tôi cần có chính sách lâu dài về đào tạo các tài năng trẻ cũng như đội ngũ khán giả - những việc này đều cần nhiều thời gian và chính sách hỗ trợ của nhà quản lý".

bieudien-17199714816281664070472.jpg

Lễ khai mạc DANAFF II vào tối 2/7 vừa qua

Từ bài học của những nhà tổ chức LHP Quốc tế Busan hay LHP Quốc tế Macao (Trung Quốc), có thể DANAFF và TP. Đà Nẵng sẽ tìm được một mô hình phát triển trong tương lai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022