cuon-theo-chieu-gio-2-1680601446643339547165.jpeg

Clarke Gable và Vivien Leigh vai Rhett Butler và Scarlett O'Hara trong phim Cuốn theo chiều gió - Ảnh: Getty Images

Theo Daily Telegraph, Nhà xuất bản Pan Macmillan sẽ thêm lời cảnh báo vào các ấn bản mới của Cuốn theo chiều gió. Lý do là sách chứa đựng yếu tố phân biệt chủng tộc ở thế kỷ 19, có khả năng "gây tổn thương hoặc có hại" cho người đọc.

Bị cảnh báo độc hại

cuon-theo-chieu-gio-1-1680601505688179716470.jpeg

Cuốn theo chiều gió lãng mạn hóa một thời đại gây sốc và chế độ nô lệ - Ảnh: Amazon

Nhà xuất bản cảnh báo cuốn sách chứa "yếu tố gây sốc", bao gồm cả "sự lãng mạn hóa một kỷ nguyên gây sốc trong lịch sử của chúng ta".

Theo đó, đại diện nhà xuất bản giải thích: "Cuốn tiểu thuyết có chủ đề, ngôn ngữ, chi tiết và các hình ảnh mô tả việc phân biệt chủng tộc.

Phiên bản này cũng giữ đúng nguyên gốc ngôn ngữ và bối cảnh nó được viết ban đầu.

Chúng tôi muốn cảnh báo độc giả rằng có thể có những cụm từ và thuật ngữ gây tổn thương, độc hại phổ biến vào thời điểm cuốn tiểu thuyết này được viết và đúng với bối cảnh lịch sử".

Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell lấy bối cảnh ở Georgia, xuất bản năm 1936 và được hàng triệu độc giả yêu thích.

Được đưa lên màn ảnh vào năm 1939 với sự tham gia của Vivien Leigh trong vai Scarlett O'Hara và Clark Gable trong vai Rhett Butler.

'Lời nói dối làm hỏng Cuốn theo chiều gió'

Bên cạnh đó, nhà xuất bản cũng nhờ tiểu thuyết gia lịch sử Philippa Gregory viết một bài luận trình bày các khía cạnh "chủ nghĩa da trắng thượng đẳng" của cuốn sách để in vào lời tựa mới.

Gregory viết rằng cuốn tiểu thuyết đã cho rằng người châu Phi không cùng loài với người da trắng. "Đây là lời nói dối đã làm hỏng cuốn tiểu thuyết" - Gregory khẳng định.

mot-phan-canh-trong-cuon-theo-chieu-gio-1680599089867847642.jpg

Một phân cảnh trong phim Cuốn theo chiều gió - Ảnh: Daily Mail

Nhà xuất bản mời một nhà văn da trắng viết lời tựa để đảm bảo khách quan.

Cảnh báo độc hại của Cuốn theo chiều gió xuất hiện vào thời điểm loạt phim Miss Marple của Agatha Christie và tiểu thuyết James Bond của Ian Fleming cũng đã được chỉnh sửa để loại bỏ các yếu tố về chủng tộc.

Ngoài ra, HBO Max từng xóa Cuốn theo chiều gió bản điện ảnh khỏi nền tảng vào năm 2020 trong các cuộc biểu tình càn quét cả nước sau vụ sát hại George Floyd (một người da đen bị cảnh sát da trắng ghì chết).

HBO cho rằng: "Bộ phim lãng mạn hóa miền Nam nước Mỹ thời kỳ nội chiến, đồng thời phớt lờ những tội ác chủng tộc". Sau đó vài tuần, HBO đã đưa phim Cuốn theo chiều gió trở lại trang web. Kèm theo là phần giải thích phim phủ nhận hậu quả của chế độ nô lệ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022