Con người không thể tránh khỏi những điều không như ý trong cuộc sống. Có người như thể bước vào giai đoạn tối tăm nhất trong cuộc đời, có người thất bại trong sự nghiệp, có người gặp trục trặc trong quan hệ, có người gia đình bất hòa… Nếu mọi việc suôn sẻ thì đó có lẽ không phải là cuộc sống.
Mỗi người có cách đối mặt với khó khăn, thất bại khác nhau. Người thì đón nhận một cách tích cực, người lại chọn cách vội vàng chạy trốn.
Người xưa thường nói: “Người số khổ, vừa nhìn là biết ngay”. Không phải lời phỏng đoán vô căn cứ, người mang số khổ thường có 3 đặc điểm dưới đây:
Toan tính thiệt hơn
Cuộc sống là những gì con người trải qua trên đời. Sống, luôn có được và mất, có người quan tâm đến được và mất, còn có người chỉ mỉm cười và để chúng qua đi. Song ở đây chúng ta không nói “lo lắng về mọi thứ” là xấu, cũng không phải khẳng định rằng “cười cho qua chuyện” là điều thoải mái nhất.
Có người cảm thấy cuộc sống thật bất hạnh, hay cảm thấy “ông trời lúc nào cũng làm khó họ”. Thực ra phần lớn là do họ quan tâm, tính toán quá nhiều, luôn nghĩ mình đã mất gì và được gì ít hơn người khác. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác, càng nghĩ càng phiền muộn.
Trọng Do (một quan đại phu nước Lỗ, đệ tử nổi tiếng của Khổng Tử) từng hỏi thầy rằng: “Quân tử có biết buồn không?”.
Khổng Tử đáp: “Quân tử không quan tâm đến được mất nên cả đời vui vẻ; kẻ tiểu nhân lo được mất nên không có hạnh phúc”. Tiểu nhân luôn đi tính toán thiệt hơn, còn quân tử sẽ suy nghĩ xem thứ này có thể mang lại cho họ sự trưởng thành như thế nào. Tầm nhìn khác nhau, thu hoạch cũng sẽ khác nhau.
Sống với tâm hồn rộng mở thì sẽ càng ít lo âu, đau khổ; càng quan tâm đến nhiều thứ thì càng muốn nhiều hơn, đau khổ cũng từ đó mà ra. Người mang số khổ không nhất thiết phải gặp nhiều trắc trở hoạn nạn, một phần lớn nguyên nhân là do họ không hài lòng với cuộc sống, tính toán hơn thua nên mới tự làm khổ mình.
Không biết chừng mực
Có thể trong cuộc sống thường ngày, bạn đã từng gặp tình huống: Hai người phát sinh mâu thuẫn. Trong đó, một người đã dùng lời lẽ nặng nề để chửi mắng đối phương, thậm chí còn động tay động chân, làm những điều khiến người khác tổn thương cùng cực. Từ một mâu thuẫn nhỏ nhoi, nhưng lại trở thành thù hận lúc nào không hay, đôi bên không nhìn mặt, xem nhau là kẻ thù.
Đây chính là biểu hiện của người sống không biết chừng mực.
Một số người làm những việc khiến người khác tổn thương mà không biết điểm dừng vì sự ích kỷ của bản thân hoặc làm những việc bán rẻ chính mình. Những điều này có thể có ích lúc đó, nhưng theo thời gian, mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, giống như dòng sông không có đập, biến thành lũ lụt dữ dội, không những làm hại người khác mà còn làm hại chính mình. Vì vậy, bạn phải có chừng mực khi làm việc gì đó thì mới có thể sở hữu cuộc sống tốt đẹp, chinh phục lòng người, ai gặp cũng yêu thích.
Tự cao tự đại
Người xưa thường nói: “Tự mãn rước tổn thất, khiêm nhường nhận lợi ích”.
Người có 3 tính cách này xứng đáng làm bạn thân suốt đời: Có được phải trân quý, chưa có thì cố gắng tìm ra!
Khiêm tốn là sự tu dưỡng của một người, cũng là điều nên áp dụng trong cung cách đối nhân xử thế.
Chúng ta đều biết hầu hết những thất bại trong cuộc sống đều bắt nguồn từ hai từ, một là lười biếng và hai là kiêu ngạo. Nhưng nhiều người lại nhắm mắt làm ngơ, không hề nhận thức được hậu quả.
Sự kiêu ngạo sẽ khiến một người không xem ai ra gì, không biết phân nặng nhẹ. Người kiêu ngạo luôn thích giễu cợt khuyết điểm của người khác nhưng lại làm ngơ trước khuyết điểm của bản thân, lâu dần sẽ chỉ khiến người ta cho rằng mình sống hẹp hòi, từ đó sinh lòng ghét bỏ.
Có người nói "số phận con người do trời cao định đoạt", nhưng thật ra, vận mệnh là do bản thân tự tạo ra.
Nếu bạn khiêm tốn với người khác, người khác sẽ tôn trọng bạn. Nếu bạn không quan tâm đến mọi thứ, tự nhiên không có nhiều lo lắng. Hãy sống thật dung dị, đừng lo lắng về những gì mình không có, hãy đối xử với mọi thứ bằng cả trái tim, chỉ như vậy bạn mới có thể hạnh phúc.