Trong đời sống xã hội, chúng ta gặp đủ loại người. Trong số đó, một số người có tính cách và cách hành xử bất thường, rất khác biệt với những giá trị chủ đạo của xã hội. Những người này có xu hướng gây tổn hại cho người khác. 

Bàn về vấn đề này, giáo sư Lý Mai Cẩn, giảng dạy tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, là bậc thầy tâm lý từng đưa ra lời khuyên thú vị về 2 kiểu người không nên kết giao. 

3bd3dee8892c4abab47c89bcc76a6547tplv-tt-origin-asy25as05p2hqoesros4gowg-eqhg-1697354699407437393516-1697446007326-1697446007479343312005.jpeg

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

1. Tính cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới là một chứng rối loạn điều chỉnh cảm xúc. Họ có tâm lý cực kỳ không ổn định, lúc vui, lúc buồn. Họ hoàn toàn làm theo cảm xúc bên trong và khó điều chỉnh bản thân. Một sự việc khó chịu dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra sự bùng nổ cảm xúc.

Với các mối quan hệ đang căng thẳng, có xu hướng phát triển những rối loạn, mất kiểm soát. Họ không thể chịu đựng sự ghẻ lạnh, xung đột và thường giải quyết các vấn đề theo những cách cực đoan, chẳng hạn như giận dữ hoặc tự làm tổn thương bản thân. 

Những người có tính cách ranh giới thường nhầm lẫn giữa nhận thức về bản thân và ý thức không ổn định về giá trị bản thân. Lúc này có thể họ cảm thấy mình vô dụng nhưng lúc sau lại thấy mình có khả năng làm được mọi việc. Họ ý thức kém về bản thân và khó cư xử nhất quán. 

Ngoài ra, họ cũng có tính cách bốc đồng, hành động không nhất quán. Những gì họ làm hôm nay hoàn toàn trái ngược với những gì họ nói hôm qua. Họ suy nghĩ có phần cực đoan. Những người có tính cách ranh giới nhìn mọi thứ với 2 màu đen và trắng, không có vùng xám ở giữa. Cách suy nghĩ của họ có thái độ phân biệt rõ ràng, hoặc họ coi bạn là xấu, hoặc là tốt, chứ không có sự trung hòa. 

4627782928da4d1081bf1abb9fe242b7tplv-tt-origin-asy25as05p2hqoesros4gowg-eqhg-16973546997191007211427-1697446008240-169744600837389007417.jpeg

Họ có tâm lý cực kỳ không ổn định, lúc vui, lúc buồn. (Ảnh minh họa)

Tính cách ranh giới phát triển như thế nào? Yếu tố chính là sự di truyền. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, nhiều người thân thế hệ thứ nhất của bệnh nhân cũng gặp vấn đề tương tự. Điều này cho thấy rằng họ có liên quan đến gen di truyền. 

Thứ hai, họ có những bất thường về cấu trúc não. Các nghiên cứu phát hiện ra, những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có vấn đề với chức năng vỏ não trước trán và hệ thống limbic, dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc. 

Ngoài ra, những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu cũng có thể dẫn đến nhân cách ranh giới. Chẳng hạn như lạm dụng và thiếu sự chăm sóc từ cha mẹ. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ gắn bó, mất lòng tin vào mối quan hệ giữa các cá nhân và cảm xúc bất ổn. 

Cuối cùng đó là do sự bóp méo nhận thức. Bệnh nhân mất cân bằng trong nhận thức về bản thân và người khác. Chẳng hạn họ có quan điểm cực đoan về các mối quan hệ thân mật và đánh giá thiếu cân bằng về giá trị của bản thân.

2. Tính cách hung hăng thụ động

Rối loạn nhân cách hung hăng thụ động được đặc trưng bởi sự phản kháng thụ động và sử dụng các phương tiện thụ động để thể hiện sự thù địch. Kiểu người này không trực tiếp đối đầu với người khác mà thể hiện sự bất mãn một cách thụ động. Đặc điểm của họ như sau.

- Hay phàn nàn: Họ thường phàn nàn, nghĩ rằng người khác nợ họ điều gì đó và không coi trọng bản thân. Ngay cả khi điều kiện sống tốt, họ vẫn phàn nàn môi trường tồi tệ, bị người khác coi thường.

- Không làm hết sức mình: Những người hung hăng thụ động luôn lười biếng và thụ động trong công việc, bỏ dở những việc chưa hoàn thành hoặc cố tình làm không tốt. Năng suất của họ thấp, gây ảnh hưởng xấu đến đội nhóm. 

- Lời nói và hành động không nhất quán: Kiểu người này nói một đằng, làm một nẻo. Ngoài miệng thì họ tỏ ra đồng tình nhưng khi hành động lại chần chừ, trốn tránh khiến người khác khó đoán. Bởi vậy bạn không thể tin hoàn toàn lời họ. 

c80bfdd039f64f89925588991aebb3datplv-tt-origin-asy25as05p2hqoesros4gowg-eqhg-16973546992441366419386-1697446009036-1697446009182481925731.jpeg

(Ảnh minh họa)

- Đổ lỗi cho mọi người: Họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác và tin rằng trải nghiệm tồi là do môi trường, do người khác gây ra. Ngay cả khi họ hiểu mình sai nhưng vẫn dùng lời lẽ mạnh mẽ để bào chữa. Đồng thời, họ không chịu trách nhiệm, luôn tìm lý do để trốn tránh vấn đề. Thái độ của họ thường là: "Tôi không có lỗi, đây không phải trách nhiệm của tôi". 

Vậy tính cách hung hăng thụ động phát triển như thế nào? Nguyên nhân hình thành thường liên quan đến môi trường giáo dục thời thơ ấu. Một hoàn cảnh gia đình điển hình là cha mẹ quá nghiêm khắc, thường trừng phạt về thể xác hoặc bằng lời nói gây tổn thương, khiến họ phát sinh cảm xúc tiêu cực. 

Điều này khiến họ tích tụ nhiều oán giận trong lòng nhưng không dám bộc lộ ra ngoài mà chỉ trút giận theo những cách tiêu cực như cố trì hoãn, quên nhiệm vụ và phản kháng thụ động. Khi lớn lên, họ mang mặc cảm bị cha mẹ làm tổn thương nhưng không thể đối diện, chỉ có thể trút nỗi oán hận sang người khác. Họ có mối quan hệ xã hội kém, dễ hiểu nhầm ý tốt của người khác. Họ cũng gặp khó khăn trong việc hợp tác với người khác trong công việc. 

Tóm lại, tính cách ranh giới và tính cách hung hăng thụ động là 2 loại tính cách cần phải cảnh giác trong đời sống xã hội. Kiểu người có 1 trong 2 tính cách này sẽ gây hại cho người khác, vì vậy chúng ta nên tránh thiết lập mối quan hệ sâu sắc với họ. Hãy quan sát lời nói, hành động của một người để xác định xem họ có đặc điểm tính cách trên hay không, từ đó xác định mức độ tương tác phù hợp. 

Để học cách hiểu người khác, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ chính mình, phải không ngừng nâng cao phẩm chất tâm lý để có thể xử lý tốt hơn các mối quan hệ xã hội khác nhau và tránh bị tổn thương. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022