Hoa hậu Kỳ Duyên và siêu mẫu Minh Triệu là đôi bạn bị nghi là tình đồng giới vì luôn sát cánh, chăm sóc nhau vô cùng gắn bó. Với sở thích ăn uống, cả hai từng cùng nhau khám phá ẩm thực hay về nhà nấu cho nhau những bữa ăn ấm cúng, khao bạn bè.
Đặc biệt, một trong những "món tủ" của Minh Triệu được Kỳ Duyên kết nhất đó chính là món lẩu cua. Nhiều lần Hoa hậu Việt Nam 2014 khoái chí khoe "lẩu cua bà Triệu" trên trang cá nhân với những lời khen tặng làm người nấu được dịp "nở mũi".
Kỳ Duyên - Minh Triệu rất thích ăn lẩu và từng cùng nhau khám phá nhiều quá ăn với những món lẩu ngon.
Tuy nhiên, món lẩu làm Kỳ Duyên mê mẩn nhất có lẽ chính là món lẩu cua do "người tình" Minh Triệu nấu. Khi khoe trên trang cá nhân, cô gọi đó là món "Lẩu cua bà Triệu ngon nhất Sài Gòn".
Nồi nước lẩu cua nhìn đã thấy "chất". Để kiểm nghiệm khẩu vị của mình có chuẩn không và có đúng lẩu cua Minh Triệu nấu "ngon nhất Sài Gòn" hay không, Kỳ Duyên đã nhờ những người bạn cùng ăn lên tiếng. Nhà thiết kế Lê Thanh Hòa phải tấm tắc: "Sáng anh còn ăn được phần ăn sáng nè... Thơm ngon đến giọt cuối cùng".
Một người bạn khác cũng được thưởng thức tài nghệ nấu nướng của Minh Triệu đã nhận xét: "Ngon thật sự, chưa bao giờ anh ăn đồ nước mà húp hết, vậy mà sáng nay ăn mì húp nước tới giọt cuối cùng".
Nhìn nồi nước dùng "chất" như thế này là đủ biết ngon ngọt tới mức nào.
Lẩu cua được ăn kèm với những loại rau củ quả như mồng tơi, mướp, đậu bắp...
Và đây chính là chủ nhân của nồi lẩu: Cô nàng nóng bỏng, đảm đang Minh Triệu!
Một lần khác trước đây Kỳ Duyên cũng bày tỏ niềm hạnh phúc khi được Minh Triệu nấu lẩu cua cho ăn. Cô còn cho biết: "Nước lẩu cua 100% từ củ quả thiên nhiên healthy ngọt lịm".
Nàng Hoa hậu cho biết Minh Triệu làm cua nhỏ nhưng rất chắc thịt.
Ngoài ăn với mồng tươi, mướp, đậu bắp rất hợp vị thì lẩu cua cũng có thể ăn cùng rau muống, cải xoong, rau bắp cải...
Thèm nồi lẩu cua hấp dẫn như Minh Triệu nấu, bạn có thể tự thực hiện tại nhà, tham khảo công thức sau đây: Nguyên liệu: - Cua biển sạch: 1kg (bạn nên chọn loại 3-4 con 1 kg) - Xương ống lợn: 500gr - Nấm rơm sạch: 200gr - Cà chua chín: 3 quả - Rau ăn kèm lẩu: Mồng tơi, mướp, đậu bắp, rau cải (cải ngọt, cải chíp, cải thảo…), bông thiên lý, rau muống…- Bún tươi, bún khô hoặc mì tôm - Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay, ớt, tỏi… Sơ chế nguyên liệu: Sơ chế cua Cua biển sau khi mua về bạn cần ngâm chúng với nước muối loãng để làm sạch làm những chất bẩn trong cua. Bạn nên dùng một miếng vải mềm đề chà sạch mai cua. Sau đó, bạn tách mai cua ra và dùng tăm để lấy hết gạch trong mai cua ra. Nhớ để gạch cua ra riêng một bát sạch nhé! Thịt cua bạn cần rửa lại với nước muối loãng. Sau đó rửa lại với nước sạch là được. Xương ống lợn bạn nên chọn loại xương ống còn nhiều tủy. Tủy còn rớm máu là tốt nhất. Sau khi rửa sạch với nước, bạn chặt thành khúc vừa ăn. Nấm rơm bạn cắt bỏ gốc, rửa với nữa. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau cho đẹp mắt. Các loại rau lẩu nhặt sạch phần héo úa rửa sạch với nước rồi ngâm nước muối loãng. Cách nấu lẩu Bước 1: Thịt cua cần được ướp với hành tỏi đã băm nhuyễn. Cho thêm 1/3 muỗng tiêu xay để thịt cua không bị tanh cũng như thơm hơn khi nấu. Tiếp tục thêm 1 thìa muối sạch và 1/2 muỗng hạt nêm. Ướp hỗn hợp trên trong khoảng 30 phút để thịt của thấm đều gia vị. Bước 2: Đặt một nồi nước lên bếp. Cho xương ống lớn lên luộc qua trong khoảng 3 phút. Việc này sẽ giúp loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi của xương lợn. Sau đó, bạn rửa qua với nước sạch và cho vào nồi ninh chừng 1 tiếng để nước lẩu ngọt hơn. Bước 3: Xào cà chua đến khi hơi mềm thì cho tiếp gạch cua vào xào. Được khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bước 4: Dùng một chiếc nồi nhỏ hoặc chảo để xào nấm. Khi thấy nấm mềm, có mùi thơm thì cho nước lẩu vào. Khi thấy nước lẩu sôi, thì bạn cho gạch cua đã ướp gia vị cùng gạch cua đã xào thơm cùng cà chua vào. Khi nước lẩu sôi bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được. Món ăn này còn có thể biến đổi tùy theo sở thích của bạn. Bạn có thể cho thêm nghêu, mực hoặc tôm… để nước lẩu ngọt và trông bắt mắt hơn. Sau đó, bạn đặt nồi lẩu vào giữa mâm và xếp các loại rau củ ăn kèm ra đĩa rồi đặt quanh mâm. Lưu ý: Trong cua biển có rất nhiều kí sinh trùng. Vì thế bạn chỉ được phép ăn thịt cua khi đã chắc chắn đã chín. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hay thận yếu thì cần hạn chế ăn cua biển nói chung và các món ăn từ cua biển nói riêng để đảm bảo sức khỏe. Đương nhiên bạn không nên ăn cua biển đã chết. Lúc này lượng vi khuẩn của chúng tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Theo Phụ Nữ Việt Nam