"Review về công ty thực phẩm A", "review tập đoàn vận tải B" - đó là những nội dung mà nhân sự trẻ tìm kiếm trên Internet trước khi nộp CV vào một nơi làm việc mới.
Giới trẻ đang quan tâm làm sao để không rơi vào tình trạng burn-out (kiệt quệ)?
Đối với họ, giữa nhân viên và công ty không còn là mối quan hệ xin-cho như trước. Công việc cũng như mối quan hệ yêu đương vậy, cả 2 bên đều cần tìm hiểu lẫn nhau trước khi gắn kết để tránh sự bất đồng, hiểu lầm không đáng có.
Tìm kiếm "green flag"
Trong môi trường công sở, nhân sự trẻ tuổi nói chung và Gen Z nói riêng thường bị đánh giá là "chịu áp lực kém" hoặc "dễ dàng từ bỏ". Bằng chứng là họ không còn răm rắp nghe lời cấp trên như trước đây, biết cách đưa ra lời phản biện và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, tinh thần của mình.
Tại Việt Nam, an sinh (well-being) là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều, được quan tâm sâu rộng. Theo đó, nhân sự ngày càng chú trọng đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe cảm xúc và tiếp theo mới là sức khỏe tài chính.
Nhân sự ngày càng chú trọng đến sức khỏe tinh thần nơi công sở
Theo báo cáo của Anphabe, ngày càng nhiều người lao động căng thẳng trong công việc với tỷ lệ "thường xuyên" đến "rất thường xuyên" là 42%.
Áp lực tài chính, gia đình và điều kiện công việc không như ý chính là những nguyên nhân chính khiến họ kiệt sức, mệt mỏi. Ngoài ra, những mâu thuẫn từ mối quan hệ công việc và áp lực từ đặc tính của công việc/ngành nghề cũng làm rất nhiều người ngã đổ tinh thần trước khi tìm ra lối thoát.
Từ số liệu nêu trên có thể thấy môi trường làm việc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tinh thần và cả sức khỏe thể chất của một nhân sự.
Chẳng có gì làm lạ khi ngày càng nhiều người trẻ tìm đến công ty được review tốt, văn hóa nội bộ phong phú hoặc được vinh danh lọt top những nơi làm việc tốt nhất trong lĩnh vực. Đó được cho là những "green flag" dẫn đường cho sự nghiệp.
Tìm đâu ra nơi làm việc lý tưởng?
Chắc hẳn mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về nơi làm việc lý tưởng. Nhưng quan điểm cũng được thay đổi theo từng thời điểm cũng như tình hình đời sống, và xu thế chung của xã hội.
"Sau dịch Covid-19, tôi và nhóm bạn đều mong muốn được làm việc từ xa (remote work). Bởi lẽ, chúng tôi đã quen với lối làm việc tại nhà, chán nản với văn phòng ngột ngạt, và khung giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 5h chiều đầy gò bó" – Nhi Huỳnh (26 tuổi, chuyên viên thiết kế tại global agency).
Để đáp ứng nguyện vọng của nhân viên, rất nhiều công ty đưa ra chính sách cho phép làm việc từ xa. Tuy nhiên, đến phong trào làm việc 4 ngày/tuần, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bắt trend nhanh chóng. Phương thức làm việc này đòi hỏi công ty phải có được kế hoạch cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng công việc. Không mấy ai dám tự tin tuyên bố mình sẵn sàng áp dụng kiểu làm mới mẻ, mặc cho nhân viên cho đây là điều mình kỳ vọng.
Tại PNJ, mỗi ứng viên luôn có một lộ trình phát triển được "may đo" riêng cho từng người và có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hình thành các chế độ làm việc được "đo ni đóng giày" cho từng thế hệ nhân sự vào từng thời điểm phù hợp. PNJ gọi đây là một phần trong triết lý "khai phóng con người" của doanh nghiệp.
Ông Lê Trí Thông - Tổng Giám đốc PNJ đã có chia sẻ ấn tượng về triết lý này: "PNJ luôn chú trọng khai phóng con người thông qua việc khai mở các tiềm năng, giải phóng nguồn năng lượng, và sức sáng tạo bên trong của nhân viên. Mỗi ứng viên luôn có một lộ trình phát triển được "may đo" riêng cho từng người và có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp".
Đáng chú ý, trong tối 9/11, PNJ được vinh danh top 1 "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022" trong ngành bán lẻ/bán sỉ/thương mại, do công ty Anphabe khảo sát và tổ chức với sự bình chọn của gần 60.000 người đi làm có kinh nghiệm và hơn 500 doanh nghiệp trên toàn quốc.
Ông Lê Trí Thông - Phó chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PNJ và Ông Nguyễn Anh Hùng - Giám đốc cao cấp nguồn nhân lực PNJ tại lễ trao giải Anphabe 2022
Bên cạnh đó, PNJ còn vào top 20 trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất năm 2022; và top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu "Nhà tuyển dụng hấp dẫn" 2022.
Có thể nói, giải thưởng này là sự ghi nhận kết quả của tiến trình xây dựng, phát triển chính sách nhân sự, môi trường làm việc với đầy đủ cơ hội phát triển sự nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, và lực lượng lao động tài năng đã được phát huy tối đa nguồn lực của PNJ.
Thậm chí, từ nhiều năm qua, PNJ đã gây tiếng vang và luôn gặt hái được nhiều review tích cực khi là nơi làm việc thể hiện rõ ràng sự tôn trọng, ủng hộ đối với cộng đồng LGBTQ+. Tại công ty, dù ở bất kỳ xu hướng tính dục nào, nhân sự đều được đối xử bình đẳng, công bằng, tạo mọi điều kiện để cùng phát triển bền bỉ.
PNJ đã kiến tạo nên mô hình kết nối nhân viên bền vững, xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc.
Đơn cử, từ năm 2018 PNJ làm phim tôn vinh tình yêu trong cộng đồng LBGT và được chiếu ở thành phố New York (Mỹ). PNJ cũng có chính sách ưu tiên nữ giới hơn trong vấn đề đào tạo, hướng tới nhiều lãnh đạo nữ hơn.
"Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch covid-19, PNJ đã không cắt giảm lương thưởng và các chế độ phúc lợi, mà còn quan tâm chăm lo cho người nhà nhân viên. Khi nội lực trụ vững, tập thể PNJ còn xông pha ra ngoài các mặt trận để giúp đỡ cộng đồng như chương trình Siêu thị Mini 0 đồng đã hỗ trợ được hơn 170.000 hộ dân yếu thế trong tâm dịch" - Ông Thông chia sẻ thêm.
Chính nhờ chiến lược "dùng người" tài tình của Ban lãnh đạo PNJ, đơn vị này đã và đang từng bước trở thành công ty hàng đầu Châu Á về chế tác trang sức và bán lẻ các sản phẩm tôn vinh vẻ đẹp, vươn tầm thế giới.