Thực trạng đáng lo ngại của ngành chuyển phát trước Tết Giáp Thìn

Dịp Tết Nguyên Đán thường là một dịp sôi động nhất của thị trường nói chung cũng như của chuyển phát nhanh nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu tăng đột biến cũng gây ra không ít những hệ lụy khi doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp về hệ thống, nhân lực, phương tiện,...

Dịp Tết Giáp Thìn vừa qua đã chứng kiến màn "vỡ trận" của hoạt động chuyển phát nhanh với một loạt các doanh nghiệp chuyển phát đã bị người tiêu dùng, chủ shop "bê" lên mạng xã hội kêu ca, phàn nàn.

Là một chủ bán hàng thời trang, từ ngày 20 tháng Chạp trước Tết, chị Nguyễn Thị Thu Hương (Hà Nội) đã đăng bài lên Facebook cá nhân nhờ bạn bè tìm giúp đơn vị chuyển phát nhanh dù mới "20 âm" đã gặp tình trạng ùn ứ, quá tải hàng hoá.

Liên tiếp ngay những ngày sau đó, tình trạng chuyển phát nhanh vẫn là vấn đề gây ra nhiều khó khăn đối với công việc kinh doanh trong mùa cao điểm của chị Hương. Để chuyển được hàng hóa tới tay người dùng, đơn vị của chị đã phải dùng nhiều dịch vụ chuyển phát khác nhau nhưng vẫn "loạn xị ngậu".

photo-1708933670066-17089336706241062952920-1708935307957-17089353084531849295978.jpg

Cảnh ngổn ngang, ùn tắc hàng hóa tại một đơn vị chuyển phát trước thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Mạng xã hội)

Chị Hương không chỉ là trường hợp "đơn độc" gặp các vấn đề về chuyển phát nhanh mùa Tết vừa qua, trên mạng xã hội, rất nhiều shop online, người tiêu dùng đều gặp phải câu chuyện chung như vậy.

Anh Hoàng Thanh, một nhân viên văn phòng tại khu vực Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, anh đặt một số hàng để dùng cho dịp Tết từ trước Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đơn báo sau 2 ngày đã chuyển đến nhưng đến ngày 26 Tết anh vẫn chưa nhận được đồ. Dịch vụ báo là cần thêm 2 ngày nữa để vận chuyển. Trong khi ngày 27 Tết anh đã cùng gia đình về Nam Định ăn Tết. "Thật khó chịu vì hàng mình cần đã không đến đúng lúc", anh Thanh cho biết.

Tuy nhiên, sau đó, lên mạng đọc báo anh mới biết, thị trường chuyển phát nhanh dịp Tết "có vấn đề", nhân viên của một số các đơn vị vận chuyển đình công "nhưng vấn đề lớn nhất là lại đẩy những thiệt thòi cho người tiêu dùng", anh Thanh bức xúc.

Doanh nghiệp chuyển phát vẫn tuyển thêm 3000 - 4000 shipper dù thị trường vẫn tiềm ẩn thách thức

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Báo cáo còn thể hiện tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử… Đây là những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường chuyển phát nhanh trong nước phát triển trong năm 2024.

Bà Kiều Thị Tiên Dung, Giám đốc Nhân sự của J&T Express Việt Nam cho biết: "Trong dịp Tết vừa qua, thương hiệu đã nỗ lực để phục vụ tốt nhất cho người dùng, hạn chế đến tối đa tình trạng nghẽn hàng."

Để mở rộng tối đa vùng phủ, nâng cao năng lực phục vụ, trong năm 2024, J&T Express sẽ tiến hành nhiều đợt tuyển dụng thêm khoảng 3.000 - 4.000 nhân viên giao hàng (Shipper), 1.000 nhân viên vận hành kho bãi trên toàn quốc. Công ty sẽ tập trung nâng cao chất lượng lao động thông qua các chương trình đào tạo về kỹ năng và chuyên môn, để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tối ưu, bà Dung chia sẻ thêm.

photo-1708933670953-17089336710921755675437-1708935308926-17089353090981193678377.jpg

Việc nỗ lực củng cố về nhân sự cũng như năng lực vận chuyển của J&T Express hay một số đơn vị khác trong ngành đã giúp hoạt động chuyển phát được duy trì ổn định kể cả trong các mùa cao điểm, thể hiện sự nỗ lực hết mình của các thương hiệu vì lợi ích người tiêu dùng Việt Nam.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022