Câu chuyện gia đình của bà Hứa được đăng tải trên Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang gây chú ý. Dưới đây là những tâm sự của bà.

***

Tôi tên Hứa Lập Dung, năm nay tôi 63 tuổi. Mỗi sáng thức dậy, tôi bật điện thoại lên và xem trạng thái của con gái trên MXH, tiếc là ngoại trừ thông tin công việc lác đác, tôi thường không thấy gì cả.

Nhưng hôm nay, tôi đã thấy một bài viết của con với nội dung: “Sau khi vượt qua những khó khăn của cuộc sống, tôi không còn muốn những thứ ngọt ngào nữa”. Hình ảnh kèm theo là một đĩa bánh bao.

Nước mắt tôi cứ thế rơi xuống. Tôi sợ mình sẽ mất con gái mình mãi mãi. Đó là một câu chuyện dài, vào ngày mùng 2 Tết của 4 năm trước. 

Con gái tôi từ nhỏ đã thích ăn món bánh bao tôi làm, con nói ăn ngon hơn bánh bao ở nhà hàng. Hôm đó tôi cũng đặc biệt làm món bánh bao mà con yêu thích, nó rất vui, vừa ăn vừa nói: "Mẹ ơi, con thật ghen tị với anh trai con vì mỗi ngày đều được ăn đồ mẹ nấu!". Tôi liền bảo: “Muốn ăn thì về nhà, không xa đâu!”. Con gái nghe xong nhìn tôi cười, nói: “Mẹ có thể chăm sóc con như chăm sóc anh trai không?”

Tôi có một con trai và một con gái, con gái tôi lấy chồng không xa, cách nhà tôi khoảng 30 phút lái xe. Tôi nói: “Mẹ chồng con đâu? Bà nội chăm cháu là chuyện đương nhiên". Con gái kể: “Mẹ chồng con sức khỏe không tốt, không bế được cháu. Bà ốm nặng. Sau khi đến đây, chúng con cũng đưa bà đi chữa bệnh nhưng không đỡ được nhiều. Mẹ đã giúp nhà anh trai suốt nhiều năm nay rồi, lần này mẹ giúp con chăm sóc cháu vài năm được không?”.

Con gái tôi từ nhỏ đã quen với việc làm theo ý mình. Khi tôi bày tỏ ý định không muốn, con gái không kiềm chế được bản thân mà nói tiếp: “Mẹ, con và Đại Minh quá bận rộn trong công việc. Chẳng phải mẹ đã dạy con rằng phụ nữ phải độc lập về tài chính sao? Nếu con không đi làm và chỉ ở nhà chăm sóc con thì sao? Một mình chăm nom con cái, ngửa tay xin tiền chồng là không tốt, sau này lại khó tìm được việc làm!”. 

happy-60s-retired-asian-woman-holding-tea-cup-smiling-looking-camera67155-29562-16977974216381588700903-16991761114081443452965-1699196846094-1699196847321672976543.jpg

Ảnh minh hoạ.

Thực ra, ban đầu tôi cũng hỏi thăm về việc thuê bảo mẫu, nhưng không ngờ lương bảo mẫu một tháng là 8.000NDT (khoảng 26,9 triệu đồng), cao hơn lương của tôi. Tôi thấy con gái nghiêm túc chứ không hề đùa nên tôi đã suy nghĩ nghiêm túc.

Tôi là người luôn công bằng, không thiên vị ai hơn ai, đã giúp con trai thì cũng phải giúp con gái. Suy nghĩ một lúc, tôi nói với con: “Con gái, mẹ có thể đến chăm sóc cháu”. Nghe vậy, con gái rất vui. Tôi nói tiếp: “Nhưng mẹ có 4 điều kiện, nếu con không phản đối, mẹ sẽ thu dọn đồ đạc và đến nhà con ngay”. 

Đây là 4 điều kiện tôi nói với con gái: 

Thứ nhất: Mẹ đến chăm cháu nhưng con vẫn phải làm những việc khác, ví dụ buổi tối cho cháu đi ngủ 

Con không thể giống như anh trai, chị dâu, suốt ngày ngồi đó chơi điện thoại và hành động như một người rảnh tay, không những không làm việc mà còn khiến mẹ đau lòng. Mẹ đã chăm con của anh trai con cả ngày, từ việc tập đi, ăn uống, tắm,... mẹ đều lo cả. Đêm đến, mẹ vẫn phải chăm cháu, mỗi lần cháu thức giấc lại cho cháu ăn. Mẹ đã già rồi, đã tỉnh giấc thì khó ngủ lại. 

Vậy nên mẹ thường xuyên mất ngủ, mẹ cũng rất mệt. Vì thế mẹ không muốn lại tiếp tục làm như thế nữa. Các con đi làm vất vả, mẹ hiểu mà. Nhưng các con cũng hiểu cho mẹ, bây giờ mẹ đã gần 60 rồi, mẹ rất mệt nếu lại tiếp tục chăm cháu như vậy. 

Thứ hai: Con phải cho mẹ nghỉ một ngày, cuối tuần mẹ sẽ không chăm cháu

Mẹ không nghĩ yêu cầu này là quá đáng. Cả hai con đều được nghỉ cuối tuần. Cuối tuần nên dẫn Mạnh Mạnh đi chơi để trải nghiệm mọi thứ. Đừng để Mạnh Mạnh suốt ngày quanh quẩn ở nhà. Đó cũng là khoảng thời gian các con thư giãn và dành thời gian cho con trai mình.

Con có thể đưa Mạnh Mạnh đi chơi ban ngày, buổi tối trở về có thể giao cho mẹ, hai người các con muốn xem phim hay ăn vặt gì cũng được.

Hơn nữa, con rể dù sao cũng là con rể, khó giao tiếp với mẹ. Không giống như anh trai con, mẹ có thể mắng, dù chị dâu của con có phản đối thế nào đi chăng nữa thì vẫn những bộ.

Thứ ba: Con phải chủ động chi phí sinh hoạt trong nhà  

Lương hưu của mẹ chỉ hơn 2.000 NDT (khoảng 6,7 triệu đồng), bây giờ mọi thứ đắt đỏ, nếu tính toán kỹ thì mẹ có thể tự mình chi tiêu, nhưng mẹ phải tiết kiệm một chút, về già còn lo cho mình. 

Nghĩ lại, anh cả và chị dâu của con làm mẹ khổ quá, mẹ phải mua một căn nhà mới gần trường học của cháu con. Trên thực tế, không phải trẻ em ở đâu cũng giống nhau sao? Cái chính là xem bọn trẻ có chăm chỉ hay không, hai anh em ở nông thôn đều đi học cấp 1 cấp 2 bình thường, chẳng phải cũng đã đỗ đại học sao?

Việc mua nhà mới ở trung tâm đã tiêu hết tiền tiết kiệm của mẹ, chị dâu của con nói muốn mượn của mẹ, nhưng chị dâu con cũng chưa nhắc lại nên mẹ không thể đòi được. Vậy nên về việc chi tiêu ăn uống trong nhà, con phải đưa tiền cho mẹ để mẹ đi chợ.

Thứ tư: Mẹ chỉ chăm cháu đến khi cháu đi nhà trẻ

Khi Mạnh Mạnh đi học mẫu giáo, con sẽ được thoải mái, chỉ cần sắp xếp thời gian đưa đón mỗi ngày.

Nếu sau này trong trường hợp con không thể tự giải quyết, con cũng có thể đưa Mạnh Mạnh đến nhà mẹ. Tốt nhất là đưa Mạnh Mạnh đến vào ban ngày và đón về vào buổi tối, dù sao chạy xe chỉ mất một khoảng thời gian ngắn.

Đây là những lời mẹ tôi nói từ tận đáy lòng, sau khi cân nhắc nghiêm túc mẹ mới nói ra, nếu con thấy hợp lý, không đợi đến cuối Tết Nguyên Đán, hai ngày nữa mẹ sẽ đến ngay!"

istockphoto-1661396044-612x612-1699177229842901696517-1699196848286-16991968484731484721972.jpg

Ảnh minh hoạ.

Tôi nghĩ lời tôi nói có lý, trước đây con gái tôi rất quan tâm đến tôi nên nhất định sẽ chấp nhận. Tôi không ngờ con gái lại phản ứng bất thường. Con bé không vui nói: “Mẹ ơi, mẹ làm việc này có thiên vị quá không? Tại sao mẹ chăm con cho anh trai con không nhắc gì, mà lại đến chỗ con với một đống điều kiện?”. 

Tôi rất bối rối. Con gái nói tiếp: “Có một số điều kiện, mẹ không cần nói ra, con cũng tự hiểu được. Mẹ vất vả, con cũng sẽ đỡ. Nhưng mẹ không thể không chăm cháu vào cuối tuần, vợ chồng con chỉ có 2 ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Nếu làm theo lời mẹ nói, chúng con làm gì còn thời gian nghỉ nữa?”.

“Mẹ không cần nói chuyện tiền bạc, con chưa bao giờ muốn xin tiền của mẹ, tiền sinh hoạt con cũng không bảo mẹ phải trả. Sao mẹ mua nhà cho anh trai không có vấn đề gì, nhưng đến lượt con, cửa nhà còn chưa bước vào, mẹ lại nói là đừng nghĩ tới tiền của mẹ”. 

“Còn nữa, mẹ có thể chăm con của anh trai đến lúc cháu lớn nhưng con của con, mẹ lại chỉ chăm sóc đến khi vào mẫu giáo. Mẫu giáo bây giờ tan học sớm. Có bao nhiêu nơi làm việc tan làm sớm như vậy? Mẹ muốn con đi làm kiểu gì bây giờ?”. 

“Hay do anh con là con trai, còn con là con giá phải không? Con trai của anh trai là cháu mẹ, còn chúng con là người ngoài. Lúc anh trai lấy vợ, mẹ mua nhà, mua xe, khi con đi lấy chồng, con có những gì? Con vốn tưởng rằng mẹ có thể giúp con nhưng không ngờ mẹ lại thiên vị anh của con như vậy”. 

Sau khi nghe những lời của con gái, tôi choáng váng. Tôi tưởng mình khá công bằng, nhưng không ngờ con gái lại nghĩ tôi thiên vị anh. Nhưng chính vì đã chăm cháu nội được 7 năm và phải chịu quá nhiều bất bình nên tôi nhận ra rằng mình nên nói trước những điều này để không khó xử. Hơn nữa, con trai lấy vợ mà không mua nhà có được không? 

Và không phải hầu hết các bà đều chăm sóc cháu của họ sao? Có bao nhiêu người trong số họ là bà ngoại đang chăm sóc cháu? Đó là lý do tại sao tôi nói điều này, tôi có đi quá xa không?

Nhưng con gái tôi lại cho rằng tôi thiên vị, điều này thực sự khiến tôi đau lòng, nó không vui mà tôi cũng không vui.

Lúc đầu, con gái lại giở trò cũ, sau khi nói xong, thấy tôi không vui, lại đến dỗ dành tôi, muốn tôi đến nhà chăm sóc cháu. Không ngờ khi thấy tôi đã rất kiên quyết, con lại gay gắt nói: “Mẹ, mẹ phải làm việc này. Nếu mẹ cứ kiên quyết như vậy, không coi con là con gái, từ nay con sẽ không đến gặp mẹ nữa”. 

Nói xong, con gái quay nhanh chóng rời đi, thậm chí còn không lấy theo hộp bánh bao mà tôi đã chuẩn bị. Tôi cũng không lo lắng, con gái tôi tính tình rất trẻ con, vài ngày sau sẽ nhượng bộ, đặc biệt con rất thích ăn đồ tôi nấu, tôi không tin con gái có thể không quay lại. Nhưng nửa tháng con không trả lời điện thoại của tôi, tôi nhắn tin hỏi thăm, không ngờ con không trả lời điện thoại hay tin nhắn. 

istockphoto-1296945064-612x612-1699176066719358161380-1699196849525-1699196850108666599375.jpg

Ảnh minh hoạ.

Tôi đã sai ư? Những điều tôi nói không có lý sao? Tôi có đòi hỏi quá nhiều không? Tôi luôn cố gắng để cho con tôi ăn học tốt, vào làm việc ở công ty nước ngoài. 

Tôi đã 60 tuổi rồi, đã già rồi, có nên lập kế hoạch cho bản thân mình không? Tôi nuôi con, còn phải giúp chăm cháu, tôi không mệt sao? Con cần được nghỉ cuối tuần, cớ sao không cho tôi nghỉ ngơi? 

Kể từ đó, con gái tôi không còn nói chuyện với tôi nữa, tôi chỉ có thể xem MXH của con để biết tình hình. Chớp mắt, Tết Nguyên Đán lại đến, năm nay là năm thứ tư, tôi làm rất nhiều bánh bao. Tôi chỉ muốn con gái quay lại dùng bữa, và sau khi gọi cho con hơn mười cuộc, cuối cùng tôi cũng nhận được tin nhắn: Con sẽ không bao giờ quay lại.

Tôi không còn cách nào khác ngoài việc cầm bánh bao đến nhà con, tôi cũng muốn gặp cháu gái mình. Nhưng khi tôi gõ cửa, nhìn thấy tôi, con gái tức giận và hét lên: "Tại sao mẹ lại ở đây, từ nay con sẽ không còn hứng thú ăn bánh bao do mẹ làm nữa, con cũng sẽ học cách làm chúng". 

Tim tôi đau lắm, nhưng đây có thực sự là lỗi của tôi không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên, cho biết tôi đã sai ở đâu và tôi có thể làm gì khác để xoa dịu mối quan hệ giữa tôi và con gái?

Theo: Toutiao 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022