Không ít người có khả năng kiếm tiền, có được thu nhập ổn định nhưng lại không thể tiết kiệm. Điều này khiến họ dễ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười vì xảy ra việc đột xuất lại không có tiền để xử lý.
Ngược lại, 1 số người lại có thói quen tiết kiệm từ khi còn trẻ. Có thể họ không đạt được thu nhập cao như nhiều người nhưng nhờ ăn tiêu hợp lý, đặt 2 chữ tiết kiệm lên hàng đầu nên vẫn có của ăn của để. Mai Yueshuo là người như vậy.
Trên diễn đàn Toutiao, bài viết về cách tiết kiệm của Mai Yueshuo nhận được nhiều sự quan tâm. Mai Yueshuo chia sẻ cô từng chứng kiến 1 người bạn rơi vào cảnh tượng khổ sở vì mẹ mắc bệnh phải ở bệnh viện thường xuyên, con cái đi học, bản thân lại nợ tiền mua nhà.
Người bạn của Mai Yueshuo quen sống xa hoa, tới lúc khó khăn ập tới không hề có tiền trong túi dự phòng. Chứng kiến bạn mình như vậy, Mai Yueshuo rút ra 1 chân lý: “Có tiền trong người, lòng không hoảng sợ”.
Vì thế, từ đó trở đi Mai Yueshuo quyết định sẽ sống tiết kiệm, để dành tiền trong tài khoản phòng những trường hợp cấp bách. Từ ấy đến nay cũng đã 5 năm, kết quả là Mai Yueshuo có được 420.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng).
Và dưới đây chính là 5 yếu tố giúp Mai Yueshuo có thể tiết kiệm tiền hiệu quả:
1. Đơn giản hóa cuộc sống
Yếu tố đầu tiên mà Mai Yueshuo áp dụng khi muốn tiết kiệm tiền chính là đơn giản hóa cuộc sống. Mai Yueshuo nhận ra cô không mặc hết được số quần áo mà mình có, thậm chí còn không nhớ được rằng mình từng mua những bộ trang phục ấy.
Vì thế cô đã quyết tâm thay đổi bằng cách bỏ hết đi những món đồ ít mặc tới hoặc không thích. Cô chỉ giữ lại số ít bộ trang phục cơ bản, thường xuyên sử dụng và mặc thay đổi.
Cô cũng bỏ đi thói quen mua quần áo mới, chỉ sắm khi thực sự cần thiết và mua toàn đồ cơ bản. Đây là những bộ trang phục không dễ lỗi mốt nên Mai Yueshuo có thể sử dụng được rất lâu.
Ảnh minh họa
Bỏ luôn thói quen tích trữ đồ dùng cũng là cách để Mai Yueshuo đơn giản hóa cuộc sống. Nhu yếu phẩm, mỹ phẩm… Mai Yueshuo mua tích trữ luôn hết hạn sử dụng trước khi cô sử dụng nên rất tốn kém.
2. Từ chối tiêu thụ quá mức
Khi có tiền chúng ta thường có xu hướng thích gì mua nấy và dễ rơi vào tình trạng ăn tiêu quá đà. Đặc biệt, vì không để riêng số tiền cần tiết kiệm ra trước nên ta dễ tiêu lẹm cả vào tiền tiết kiệm.
Mai Yueshuo luôn chia ra đâu là tiền tiết kiệm, đâu là chi phí sinh hoạt để quản lý chi tiêu tốt hơn. Không chỉ vậy, cô không sử dụng thẻ tín dụng để “ăn trước trả sau”, từ khi đi siêu thị mua sắm những món đồ cần thiết.
3. Cân nhắc sử dụng đồ cũ
Một trong những cách hữu hiệu giúp Mai Yueshuo tiết kiệm được khoản tiền khổng lồ sau 5 năm chính là cân nhắc sử dụng đồ cũ. Những loại đồ cũ như sách vở, đồ gia dụng, sản phẩm điện tử… thường rẻ hơn đồ mới 1/3 giá. Vì thế nếu mua được những món đồ này bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí hàng tháng.
Tuy nhiên, 1 lưu ý bạn cần ghi nhớ là hãy kiểm tra thật kỹ những món đồ cũ này trước khi mua. Tốt nhất bạn hãy mua ở chỗ người quen để đảm bảo về chất lượng. Tránh mua phải những món đồ cũ đã hỏng hóc để tránh tiền mất tật mang.
4. Đọc và học hỏi nhiều hơn
Thay vì tìm hiểu về những món đồ xa xỉ, mỹ phẩm, quần áo… bạn nên đọc nhiều blog có chủ đề chi tiêu, tiết kiệm. Chỉ khi đọc và học hỏi nhiều hơn từ người khác, bạn mới rèn được tư duy tiết kiệm và biến nó thành hiện thực.
Mai Yueshuo cũng chú trọng yếu tố này trong suốt những năm tháng lên kế hoạch tiết kiệm. Sau khi lên kế hoạch và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm, bạn sẽ càng hứng thú hơn vì có 1 khoản tiền đáng kể trong tay.
5. Nghiên cứu thêm về bản chất của sản phẩm
Dành thời gian để tìm hiểu về mỗi sản phẩm mà bạn định mua cũng là điều quan trọng để tiết kiệm. Nếu như phát hiện sản phẩm mình dự tính sắm về không được như kỳ vọng, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền mà không mang về những sản phẩm chất lượng kém.
Trong nhiều trường hợp sản phẩm đắt nhưng không có giá trị cao. Vì vậy tìm hiểu kỹ về bản chất sản phẩm còn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ chính mình. Đó cũng là cách Mai Yueshuo áp dụng trong nhiều năm qua.