Cơ hội cuộc đời sau tuổi 30 bắt nguồn từ sự phát triển ổn định và chắc chắn trước tuổi 30.

Nguyễn Vân, 40 tuổi, tốt nghiệp trường đại học có tiếng, nhưng khi nộp hồ sơ cho một công ty thương mại điện tử, cô đã bị bộ phận nhân sự từ chối với lý do không phù hợp.

Vân cảm thấy khó hiểu, liền hỏi ngược lại: "Chị rồi cũng sẽ 40 tuổi, đến tuổi này liệu chị có tự động nghỉ việc không?"

Nhưng nhân sự lại tức giận nói: "Chị còn chưa tới công ty mà đã có thái độ như vậy, xin hỏi, có công ty nào lại muốn tuyển dụng một bà cô tới để nuôi hay không?"

Đây không phải là trường hợp duy nhất.

Tại Trung Quốc, ở tuổi 58, dù có trong tay tấm bằng của đại học Thanh Hoa danh giá, người đàn ông này cũng liên tục thất bại trong quá trình tìm việc.

Anh vốn dĩ muốn tìm một vị trí khác làm quản lý hoặc hướng dẫn đào tạo, đối với ngành nghề và quy mô công ty, anh không có bất kỳ yêu cầu nào, chỉ hy vọng tiền lương hàng tháng có thể hơn 5.000 tệ (khoảng 17 triệu đồng).

Theo lý mà nói, với trình độ học vấn chuyên môn cao nhưng lại yêu cầu thấp như vậy, rất nhiều công ty có lẽ đã tuyển dụng ngay.

Nhưng dù đã gửi CV suốt từ tháng 8 năm ngoái, tới hiện tại, anh vẫn chưa tìm được công việc như ý.

Nguy cơ trung niên, bắt đầu từ việc tìm kiếm việc làm.

Trong ấn tượng của rất nhiều người, trung niên, chính là độ tuổi bị đào thải.

Khi mới tốt nghiệp, trình độ học vấn là điểm cộng, nhưng khi bước vào tuổi trung niên, tuổi tác lại trở thành điểm trừ.

Nhưng sự thực có phải là như vậy hay không?

Một giáo sư đã tổng kết một khái niệm gọi là "hiệu ứng tuổi 40".

Ông phát hiện ra những người có sự nghiệp thành công là những người đã biết phấn đấu làm việc, trau dồi kĩ năng chuyên sâu, ổn định giá trị nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn trẻ.

Khi tích lũy này dẫn đến những thay đổi về chất, họ thường sẽ đạt đến đỉnh cao của cuộc đời mình vào khoảng 40 tuổi.

Suy cho cùng, là cơ hội hay khủng hoảng tuổi trung niên, nó không nằm ở độ tuổi trung niên, mà nằm ở việc liệu chúng ta có ổn định được bản thân trước khi bước vào tuổi trung niên, chẳng hạn như trước 30 tuổi hay không.

ng-tieu-tien-cho-1-kieu-nguoi-bang-khong-muon-doi-ngheo-kho-103930-16805053222051907359519-1680591804303-16805918052721631377203-1680599944785-16805999449841576374074.jpg

01

Học giả người Mỹ, Steven Hull từng đưa ra một khái niệm: chỉ số thời gian – TQ.

Nó phản ánh thái độ của một người đối với thời gian và khả năng sử dụng thời gian để tạo ra giá trị.

Người có TQ cao không chỉ có thể tận dụng tốt nhất thời gian hiện tại mà còn có một kế hoạch dài hạn cho công việc.

Khi Thoát Bất Hoa, người đồng sáng lập một ứng dụng của Trung Quốc có tên Luojisiwei, còn trẻ, cô từng làm một công việc văn phòng, công việc của cô là mua cơm, chạy vặt, đưa tài liệu… Mặc dù lương ít, nhưng công việc cũng khá nhàn rỗi, không có áp lực.

Nhưng cô không để mình sống cuộc sống như vậy quá lâu.

Mỗi khi rảnh rỗi, cô đều đến nhiều hội thảo khác nhau để nghe các bài giảng miễn phí, tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau, nắm bắt mọi cơ hội để cải thiện bản thân.

Có một lần, cô đến nghe một bài giảng của Zhan Xiangguo, khi đó là tổng giám đốc của Công ty Ogilvy, khu vực Bắc Kinh.

Ngày hôm đó, Zhan Xiangguo đã nói về "cách làm đề án", Thoát Bất Hoa lúc đó không hiểu "đề án" là gì, đây cũng là lần đầu tiên cô nghe thấy từ "PPT".

Mặc dù không hiểu nhiều, nhưng Thoát Bất Hoa vẫn nghiêm túc ghi chép lại.

Sau này, cô được phụ trách kế hoạch đấu thầu của công ty, cô đã liên hệ với Zhan Xiangguo để được hướng dẫn và áp dụng phương pháp đề án PPT của Ogilvy trong buổi thuyết trình dự án của công ty, và được lãnh đạo đánh giá cao.

Ở tuổi đôi mươi, Thoát Bất Hoa không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào và cũng đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực kinh doanh.

Ở độ tuổi 30, Thoát Bất Hoa đã "xuất khẩu" kiến thức mà bản thân đã học được trong nhiều năm thành các bài viết trên các nền tảng truyền thông mới, đồng thời trở thành biên tập viên phụ trách chuyên mục cho tờ "Tài chính thiên hạ" và trang Web truyền thông Huxiu.com.

Nhờ viết lách, Thoát Bất Hoa đã được mời thực hiện một chương trình quan sát kinh doanh trên đài phát thanh, chương trình này đã được nhiều người trong ngành công nhận sau khi được phát sóng.

Cứ như vậy, Thoát Bất Hoa đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc cho bản thân sau tuổi 30 nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trước tuổi 30.

Một tác gia đã từng nói như này: "Những người không rơi vào cái gọi là khủng hoảng trung niên là bởi lẽ khi còn trẻ, họ cảnh giác với khủng hoảng mỗi phút."

Khi còn trẻ, hãy giữ cho mình cảm giác nguy cơ khi nhảy múa trên mũi dao, để có thể đi bộ trên mặt đất khi bước vào tuổi trung niên.

on-lai-an-nhan-day-du-tuyen-dung-bao-hiem-nhan-tho-fwd-viet-nam-3-2-16805053221951933750213-1680591809607-16805918130221015835356-1680599951581-1680599951757879150470.jpg

02

Lý An, đạo diễn người Đài Loan từng 3 lần đoạt giải Oscar, từng nói trong một chương trình: "Cuộc đời tôi mở ra ở tuổi 36, thuộc nhóm nở hoa rất muộn".

Nhìn lại quá trình phấn đấu trong phần lớn cuộc đời mình, ông cảnh báo những người trẻ tuổi:

"Trưởng thành là lẽ đương nhiên, điều chúng ta phải làm là nắm lấy càng nhiều càng tốt những thứ mà mình có thể nắm trong tay, đồng thời dốc hết sức lực tiến về phía trước."

Bạn trải qua thời gian trước 30 tuổi như thế nào, sau 30 tuổi, đóa hoa cuộc đời sẽ nở ra như vậy.

Đây là lý do tại sao tôi khuyên các bạn, đời người dù có dài nhưng cũng hãy "ổn định bản thân" trước 30 tuổi:

1. Ổn định năng lực chuyên môn

Có một blogger là lập trình viên sơ cấp của một nhà máy lớn.

Đã mấy năm trôi qua, công việc vẫn luôn như vậy, cuộc sống của anh cũng chẳng khấm khá hơn là bao.

Trong lúc đang cảm thấy mông lung, một đàn anh trong công ty đã thức tỉnh anh: "Dành 5 năm học về cơ sở dữ liệu, cậu có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này".

Anh chợt bừng tỉnh, và bắt đầu nghiên cứu những kiến thức liên quan trong lĩnh vực này một cách đầy nhiệt huyết.

Ngoài việc hoàn thành công việc hàng ngày, anh còn dành vài giờ để nghiên cứu dữ liệu mỗi ngày, thức đến tận sáng sớm cũng dần trở thành chuyện bình thường.

Anh sẽ lái xe qua đêm đến một thành phố khác để nghe các bài giảng của chuyên gia, anh cũng sẽ viết email cho nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực này để xin lời khuyên một cách khiêm tốn.

Kết quả là anh chỉ mất ba năm để hoàn thành "kế hoạch 5 năm" của mình, trở thành một chuyên gia trong ngành như anh mong muốn và mức lương của anh cũng đã tăng gấp nhiều lần.

Khi bạn trau dồi chuyên môn nghề nghiệp của mình đến mức cao nhất và có một kỹ năng sở trường, bất kể bạn ở ngành nào, bạn sẽ luôn có một chỗ đứng.

2. Ổn định mạng lưới quan hệ nghề nghiệp

Một HR nổi tiếng đã từng đưa ra một quan điểm như vậy:

Nếu ở tuổi 35, bạn vẫn đang tìm việc bằng cách nộp hồ sơ, điều đó cho thấy hai điểm:

Một là bạn chưa tạo ra được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Hai là bạn chưa biết cách quản lý mạng lưới quan hệ nghề nghiệp của bản thân.

Cùng là thất nghiệp hay nghỉ việc, có người chỉ cần một cuộc điện thoại là có ngay cơ hội việc làm mới, có người lại chỉ có thể đi rải CV.

Trong thời đại này, càng kết nối được với nhiều người, bạn càng nhận được nhiều sự giúp đỡ.

Mạng lưới bạn dệt được càng rộng, con đường sự nghiệp sẽ càng rộng rãi.

john-holcroft-illustrations-critiques-14-16800753113461626819386-1680591816959-16805918172931014989477-1680599954927-16805999550901070996845.jpg

3. Ổn định lĩnh vực nghề nghiệp của bạn

Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát trong suốt 25 năm đối với sinh viên tốt nghiệp và cuộc khảo sát cho thấy:

Những người nỗ lực không ngừng theo một hướng nhất định hầu hết đều trở thành những người thành công.

Những người đã chuyển hướng nhưng không thường xuyên trở thành chuyên gia trong các ngành và lĩnh vực khác nhau, và hầu hết họ sống trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu của xã hội.

Những người không có mục tiêu và thường xuyên thay đổi ngành nghề có sự nghiệp và cuộc sống khá kém, họ cũng thường phàn nàn về người khác và xã hội.

Trong một chương trình truyền hình thực tế của Trung Quốc có tên "Tôi là diễn thuyết gia", có một khách mời có tên Du Tư Bân.

Du Tư Bân trước đó theo học chuyên ngành Toán học tại Đại học Warwick, Vương quốc Anh.

Khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp là khoảng thời gian mà ngành đầu tư tài chính rất phát triển, không ít người trẻ tuổi đều gia nhập ngành này.

Thấy vậy, Du Tư Bân đã từ bỏ cơ hội tiếp tục học trong lĩnh vực toán học và chuyển sang lĩnh vực tài chính.

Năm đầu tiên công việc diễn ra suôn sẻ, cổ phiếu tăng đều, tình hình lạc quan.

Nhưng không lâu sau, thị trường chứng khoán đột ngột sụp đổ, vô số người mất hết tất cả.

Cùng lúc này, dữ liệu lớn và điện toán đám mây đã lặng lẽ xuất hiện và trở thành những ngành nghè hot nhất và có lợi nhuận cao nhất.

Và ngành nghề này lại dựa trên ngành toán học mà Du Tư Bân từng học.

Tới lúc này, Du Tư Bân không khỏi cảm thán: "Thời đại càng lúc càng nhanh, gió thổi càng lúc càng mạnh, nhưng gió dù có thổi mạnh đến đâu, con người cũng phải đứng cho vững, chỉ có kiên trì, chúng ta mới có thể tiến xa."

Nhiều người có thói quen đứng núi này trông núi nọ, liên tục thay đổi nghề nghiệp, nhưng kết quả vẫn không đạt được gì.

Hãy nhắm cho chính xác một lĩnh vực, tiến lên thêm một bước, leo lên thêm một tấc, những người không ngừng làm việc chăm chỉ sẽ đứng trên đỉnh kim tự tháp.

Trên đời này không có cái gọi là may mắn.

Cơ hội cuộc đời sau tuổi 30 được đặt nền tảng từ sự phát triển ổn định và chắc chắn trước tuổi 30.

Khi chúng ta âm thầm tích lũy và lên kế hoạch từng bước, chúng ta tự nhiên sẽ bắt gặp được những cảnh đẹp trên nửa con dốc còn lại của cuộc đời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022