Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông được đăng tải trên Toutiao - một diễn đàn thông tin ở Trung Quốc. 

Tôi đã tốt nghiệp cấp 2 được 35 năm, không còn nhớ mặt nhiều bạn học xưa. Trước đây, nhiều người bạn từng chơi thân thiết nhưng đến nay đã mất liên lạc. Năm 2017, nhờ mạng xã hội phát triển nên chúng tôi liên lạc lại được với nhau và gần đây, chúng tôi quyết định tổ chức buổi họp lớp.

Buổi gặp mặt có 15 người tham dự, tất cả đều là đàn ông. Mặc dù nhiều năm không gặp, thậm chí không nhớ tên một số người nhưng khi gặp các bạn, tôi không hề có cảm giác xa lạ chút nào. Tất cả cùng nhau ăn uống, trò chuyện vui vẻ, tạo nên bầu không khí thoải mái. 

Mọi người đều đã bước sang tuổi 50, từng bôn ba khắp nơi, trải qua vô số trắc trở trên đường đời. Chúng tôi tốt nghiệp THCS năm 1988, lớp có 56 người, chỉ có 10 người đỗ Đại học. Trong buổi họp mặt này, tôi đã phát hiện những sự thực đau lòng mà ai cũng từng trải qua.

1. Nỗi sợ thất nghiệp ở tuổi trung niên

Những người ở độ tuổi 40 – 50 vẫn là trụ cột của công ty, của doanh nghiệp nhưng đã đến tuổi không được sử dụng nữa, khó thăng tiến, phải tuân thủ lãnh đạo tuyệt đối. Nỗi lo sợ lớn nhất của họ là bị sa thải, khó tìm công việc mới. Họ đặt trên vai trọng trách lớn lao là kiếm tiền nuôi con cái và trả các khoản nợ mua nhà, mua xe. 

Họ chỉ mong muốn công việc ổn định đến lúc nghỉ hưu để có cuộc sống thoải mái hơn. Mặc dù tôi không lo lắng về tình trạng thất nghiệp nhưng tôi thấy công việc hiện tại thật tẻ nhạt!

edit-427359b722774457bf8872d01606be9ftplv-tt-origin-asy25as05p2hqomagos8keiagew5sumdqdy3-16948657510051831439462-1694916552300-16949165530991128060855.png

(Ảnh minh họa)

2. Sức khỏe giảm sút, đôi lúc thấy mình vô dụng

Bước sang sườn dốc bên kia cuộc đời, sức khỏe ai cũng giảm sút. Mặt không còn tinh, tai không còn thính, nhiều người "phì nhiêu" vì ít vận động. Cùng với nhiều áp lực cuộc sống và công việc khiến sức khỏe của chúng tôi gặp nhiều vấn đề. 

Các bạn của tôi, người bị cao huyết áp, người bị máu nhiễm mỡ, người mắc bệnh xương khớp. Các chức năng của cơ thể đang dần suy giảm và chúng tôi cảm thấy mình "vô dụng, chẳng làm được gì". Chúng tôi thường xuyên phải đến bệnh viện kiểm tra và sức khỏe và điều này thật mệt mỏi, phiền toái. 

3. Nỗi lo về con cái

Hầu hết con cái ở độ tuổi chúng tôi đều đã lập gia đình hoặc đang chuẩn bị kết hôn. Với con gái, chúng tôi phải lo cho con của hồi môn, với con trai thì phải lo chuyện nhà cửa. Áp lực tiền bạc là điều khó tránh khỏi.

Còn với những bạn học có con cái đã kết hôn thì họ phải lo chăm sóc các cháu để con cái họ đi làm. Họ bận rộn, luôn tay luôn chân, chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Nhiều bạn học của tôi tâm sự, cuộc sống về hưu chẳng như mơ. Họ muốn đi trà chiều với các bạn, tham gia lớp học thiền định hay chơi thể thao nhưng đều khó sắp xếp được thời gian. Thậm chí, họ còn bận rộn hơn cả lúc còn đi làm bởi đủ thứ việc nhà không tên.

edit-be6571d2602748989fffe8204a267ae3tplv-tt-origin-asy25as05p2hqomagos8keiagew5sumdqdy3-16948657311421073733250-1694916554027-1694916554197380799605.png

Người trung niên có khá nhiều nỗi lo lắng, bận lòng. (Ảnh minh họa)

4. Mối quan hệ vợ chồng

Trong số 15 người bạn tham gia họp lớp, có 3 người đã ly hôn. Tôi nhớ về hồi họ mới cưới, tình cảm rất mặn nồng, thậm chí họ chẳng rời xa nhau dù chỉ một ngày. 

Nhưng rồi tình yêu đẹp đến đâu cũng khó bền bởi thời gian và vạn mối lo cuộc sống. Ngay cả với những người bạn không ly hôn, vẫn đang chung sống với/chồng cũng chia sẻ họ không thấy vui vẻ. Họ sống với bạn đời là vì trách nhiệm và gần như đã ly thân.

5. Nỗi sợ cha mẹ lìa xa

Ở độ tuổi này, cha mẹ của chúng tôi đều đã ngoài 70 tuổi, có người đã qua đời, những người còn sống thì sức khỏe cũng rất yếu. Chúng tôi đối mặt với nỗi sợ một ngày cha mẹ rời xa nhân thế, không còn cha mẹ kề bên. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022