Bài viết là câu chuyện của bà Đình Liên (Trung Quốc) được chia sẻ trên Sohu. 

10 năm trước, do những biến cố của gia đình, tôi phải khăn gói lên thành phố để làm giúp việc cho người già. Ban đầu, tôi nghĩ rằng đây là công việc đơn giản. Tôi sẽ chăm sóc, nấu ăn và trò chuyện cùng họ mỗi ngày. Đôi khi, tôi sẽ có cơ hội học hỏi được những kiến thức quý giá từ cuộc sống của những người đi trước.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tôi dần phát hiện ra công việc này phức tạp và nặng nề hơn những gì tôi tưởng tượng rất nhiều. Đặc biệt sau khi tận mắt chứng kiến điều kiện sống của vô số những người già ở các năm tháng cuối đời, tôi nhận ra 1 điều. Cuộc sống của mọi người đều khó khăn ở những năm cuối đời dù giàu hay nghèo.

Trong 10 năm qua, tôi đã có cơ hội chăm sóc vô số người già. Một trong số họ là những doanh nhân giàu có, từng là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Số khác lại là những cụ ông, cụ bà có cuộc sống bình thường, giản dị. Với những trải nghiệm đó, tôi nhận ra bất kể địa vị của họ ở đâu, trong những năm cuối đời đều phải đối mặt với những vấn đề như, suy giảm chức năng thể chất, sự cô đơn và bất lực.

Tôi từng chăm sóc cụ ông tên Giang. Ông ấy là 1 người có sự nghiệp thành công khi còn trẻ. Mỗi tháng, ông cụ nhận được mức lương lên đến 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng). Dư dả về mặt tài chính, con cái thành đạt lẽ ra cụ ông này sẽ vô cùng hạnh phúc. Song ông lại không cảm thấy như thế.

Khi càng có tuổi, cơ thể cụ ông càng đau yếu. Không có người bên cạnh chăm sóc, ông Giang luôn cảm thấy khó khăn trong việc đi lại. Các con của ông cụ đều bận công việc ở nước ngoài nên rất ít khi về thăm nhà. Dù thỉnh thoảng mấy người con có gọi điện hỏi thăm tình hình nhưng chỉ được vài ba câu lại dập máy.

Thế nên sống trong căn biệt thự, không phải lo lắng về tài chính nhưng cuộc sống của ông Giang ở thời điểm đó vô cùng cô đơn. Ông thường ngồi 1 mình trước hiên nhà, ngơ ngác nhìn mọi người đi qua, trong mắt tràn ngập nỗi buồn vô tận.

on-couch-at-home-16995255327851570514070-0-27-360-603-crop-16995255480602040159598-1712826241665644812064-17136914490971092756951-1713697651032-1713697651410489116967.jpg

Ảnh minh hoạ

Một người cao tuổi khác khác mà tôi từng có cơ hội chăm sóc là bà Lý - cụ bà có mức lương lương hưu lên đến 15.000 NDT (khoảng 53 triệu đồng). Bà là một người phụ nữ hiền lành, hy sinh hết mình cho gia đình. Tuy nhiên, ở những năm tháng cuối đời, bà mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân vì bệnh tật. Các con tuy hiếu thảo nhưng tụi nhỏ không thể ở bên mẹ 24/24 do còn có công việc. Vậy nên, cuộc sống của bà cụ vô cùng khó khăn. Bà thường xuyên than thở vì bệnh tật nhưng phải kìm nén rất nhiều trước mặt các con bởi không muốn lũ trẻ phải lo lắng. Mỗi lần nhìn thấy ánh mắt bất lực của bà cụ mà tôi cảm thấy vô cùng đau lòng.

Qua 10 năm làm bảo mẫu, tôi nhận thức sâu sắc rằng dù có giàu đến đâu khi về già bạn đều phải đối mặt với 1 số khó khăn chung về thể chất lẫn tinh thân. Điều đáng tiếc là nó khó có thể giải quyết được bằng tiền.

Những người dư dả về tài chính có thể dùng tiền thuê bảo mẫu nhằm hỗ trợ. Số khác lựa chọn sống trong những viện dưỡng lão sang trọng. Tuy nhiên, họ không thể dùng tiền để mua được sự quan tâm và bầu bạn của các con. Tiền có thể mang lại niềm vui về vật chất nhưng không thể lấp đầy sự trống rỗng về tinh thần.

Vậy nên với những gì đã được chứng kiến tôi hiểu ra rằng ở những năm tháng cuối đời thứ mà người già mong muốn là sự đồng hành, quan tâm của con cái. Tiền có thể mua được vàng bạc, đá quý, kim cương. Song sự quan tâm của các thành viên trong gia đình là thứ tiền không thể đánh đổi được.

Sự giàu có của đời người không nằm ở những con số trong tài khoản ngân hàng, hay các món đồ nội thất đắt tiền hào nhoáng. Sự giàu có thực sự nằm ở niềm vui khi được dành thời gian cho gia đình và chia sẻ cuộc sống cùng nhau.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022