Bảng phân loại phổ biến phim theo lứa tuổi được Bộ Văn hóa, Thể Thao Du lịch và Cục Điện ảnh thông qua ngày1/1. Theo đó, các tác phẩm được trình chiếu tại Việt Nam nay được chia theo các cấp độ: phổ biến (P), cấm phổ biến đến khán giả dưới 13 (C13), cấm phổ biến đến khán giả dưới 16 (C16) và cấm phổ biến đến khán giả dưới 18 (C18).

Tiêu chí để Cục Điện ảnh đưa ra phân loại lứa tuổi mới dành cho các tác phẩm điện ảnh bao gồm chủ đề, ngôn ngữ, nội dung phim, mức độ cảnh bạo lực, mức độ cảnh khỏa thân hoặc quan hệ tình dục, mức độ cảnh sử dụng ma túy, chất kích thích...

Dựa trên những tiêu chí đó, “Oán” - bộ phim đầu tay của đạo diễn trẻ Huỳnh Đông đã được gián mác C16.

dsc01933-1484218207035.jpg
Một cảnh trong phim đầu tay của đạo diễn trẻ Huỳnh Đông. Ảnh: LN.

Huỳnh Đông là gương mặt tài năng và được nhiều khán giả yêu mến của làng phim Việt. Anh có một lợi thế nhất định khi lôi kéo được khán giả đến rạp bằng chính cái tên của mình mà không cần phải dùng chiêu trò như những người khác.

Với bộ phim “Oán”, bộ phim đầu tay, Huỳnh Đông bước đầu khẳng định được khả năng của mình trong cương vị đạo diễn và là nhà sản xuất. Dù xem phim này, khán giả sẽ có cảm giác nó hơi quen thuộc vì có bóng dáng của Victor Vũ (Điều khó tránh khỏi bởi Huỳnh Đông từng hợp tác với đạo diễn Victor Vũ trong nhiều dự án nên việc ảnh hưởng ít nhiều phong cách làm phim của vị đạo diễn tài năng này trong tác phẩm đầu tay). Nhưng phim cũng là một dấu ấn rất riêng của Huỳnh Đông mà chưa chắc Victor Vũ và nhiều đạo diễn khác có thể làm được. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên một bộ phim kinh dị được sản xuất chỉ với kinh phí bằng 1/3, thậm chí 1/4 các bộ phim Việt thông thường.

Điều khán giả cảm giác phim hơi quen thuộc với Victor Vũ một phần cũng vì sự trở lại của Vân Trang với vai diễn An đầy ấn tượng. Ai cũng nhớ, Victor Vũ là người “mang” Vân Trang đến với thể loại kinh dị và giúp cô khẳng định tài năng trong lĩnh vực này.

dsc01709-1484218207031.jpg

Vân Trang tiếp tục khẳng định tài năng với bộ phim kinh dị cấm khán giả dưới 16 tuổi. Ảnh: LN.

Công bằng mà nói, Vân Trang là một diễn viên trẻ tài năng của điện ảnh Việt. Ở Vân Trang muốn hiền được hiền, muốn ma mị có ma mị và muốn ghê sợ có sự ghê sợ…Có thể nói, cô gái 9X ấy là một “của hiếm” đối với điện ảnh nước nhà và khi xem vai An do Vân Trang đóng, tôi có cảm giác, vai diễn được “đo ni đóng giày” cho Trang bởi cô hóa thân quá hoàn hảo.

Một cô gái trong sáng, đáng yêu với ánh mắt dịu dàng trong nửa đầu phim và một cô gái độc ác, tàn nhẫn, ghê tởm ở phần cuối phim…tất cả được Vân Trang lột tả một cách toàn diện. Có lẽ, ngoài Vân Trang, khó ai có thể làm tốt hơn vai An trong “Oán”. Khi bước ra khỏi rạp chiếu phim, người viết cứ bị ám ảnh bởi ánh mắt Vân Trang trong phân đoạn cô buông tay người em gái thân thiết với mong muốn xóa hết mọi dấu vết tội lỗi của mình. Một điểm cộng nữa cho sự nghiệp diễn xuất của Vân Trang.

dsc01828-1484218207033.jpg
Bộ phim là phim đầu tiên của Việt Nam được gián nhãn C16 kể từ khi áp dụng bảng phân loại độ tuổi phát hành phim. Ảnh: LN.

Dấu ấn hấp dẫn nhất của "Oán" là kịch bản phim chắc tay, đạo diễn xử lý các tình huống đầu tư kỹ, các nút thắt mở hợp lý, điều mà rất nhiều phim Việt Nam thường thiếu trong thời gian qua nên các phim đều đầu tư kỹ xảo để lấp liếm cái lỗi khủng khiếp này. Qua bộ phim, khán giả có thể thấy một tư duy làm nghề nghiêm túc, tử tế của ekip thực hiện và đặc biệt là đạo diễn trẻ Huỳnh Đông.

Điểm trừ của phim là cắt dựng chưa tốt, các bối cảnh đan xen nhau dựng không mượt nên nửa đoạn đầu phim xem rất khó chịu nhưng càng về sau thì lỗi đó càng được cải thiện nên càng về cuối xem càng cuốn hút. Phần nhạc phim ở những phân cảnh kinh dị bị lạm dụng quá đà khiến người xem cảm giác nặng nề…

oan-hd1-1484218207038.jpg
Đạo diễn Huỳnh Động (đội mũ đen) đang xem lại những thước phim vừa ghi hình. Ảnh: LN.

Trong bối cảnh phim Việt “vàng thau lẫn lộn”, scandal, chiêu trò ầm ĩ để lôi kéo khán giả ra rạp thì phim có thể xem là mang đến sự khác biệt rất thú vị, từ nội dung phim cho đến câu chuyện của ê-kíp sản xuất.

Hà Tùng Long

Tag :, ,

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022