Mở đầu của cầu truyền hình là bản giao hưởng Khúc tráng ca hòa bình được sáng tác riêng cho chương trình. Tiết mục giao hưởng thể hiện khát vọng hòa bình và quyết tâm bảo vệ nền hòa bình của dân tộc - đồng thời giới thiệu cả 6 điểm cầu trong chương trình: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, An Giang.

vnapotalchutichnuocnguyenxuanphucducautruyenhinhdacbietkhuctrangcahoabinh6247080-16589309547371647712724.jpg
vnapotalchutichnuocnguyenxuanphucducautruyenhinhtructiepkhuctrangcahoabinh6247131-165893272775546000112.jpg

Các đại biểu dự Cầu truyền hình trực tiếp "Khúc tráng ca hòa bình" tại điểm cầu Hà Nội.

Với 3 chương, Khúc tráng ca hòa bình đã tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc, khắc ghi sự hy sinh của lớp lớp cha anh cho khát vọng hòa bình cháy bỏng của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

NHỮNG DẤU CHÂN HOÀ BÌNH...

Dân tộc ta, từ bao đời nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, nền hòa bình dân tộc bị đe dọa thì lớp lớp thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân thế hệ từ thuở dựng nước đến ngày nay đều để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã sống và hy sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc.

Hoạt cảnh tại điểm cầu Hà Nội đã tái hiện hình ảnh cuộc tổng động viên sinh viên Hà Nội lên đường năm 1971, 1972; ga Hàng Cỏ với những cánh thư bay gửi người ở lại… Kết hợp âm nhạc với các ca khúc Lá xanh, Gửi anh đi đầu quân, Hát mãi khúc quân hành, trường đoạn này đã khiến người xem không khỏi xúc động trước sự sục sôi khí thế lên đường của những người “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu.

5-16589287092881490645531.jpg
6-16589287092962025221730.jpg

Phóng sự Tuổi 20 giữa bão lửa lắng đọng lại với câu chuyện về những con người mãi mãi tuổi 20, trong đó có liệt sĩ Huỳnh Kim Trung. "Nếu lòng ta cứ sợ mưa sa/ Thì nắng đẹp mùa xuân đâu sẽ thấy" là những lời của anh viết trong sổ nhật kí trước khi lên đường. Trong lúc làm nhiệm vụ anh bị thương nặng và hy sinh, lúc đó anh vừa mới 20 tuổi. Anh ra đi với ước mơ về những ngày mùa xuân hòa bình của đất nước.

huynh-kim-trung-16589289599501542696433.jpg
7-16589290985311207331190.jpg

NSƯT Tấn Minh với ca khúc Kỷ niệm của tôi

mau-hoa-do-165892929532147445611.jpg

NSND Thái Bảo thể hiện ca khúc "Thời hoa đỏ"

Sau chùm ca khúc Kỷ niệm của tôiThời hoa đỏ tại điểm cầu Hà Nội, chương trình đưa khán giả tới với Quảng Nam - điểm dừng chân của rất nhiều những dấu chân hòa bình ra đi. Họ sống và hy sinh vì một giấc mơ: giấc mơ không còn đạn bom trên quê hương, giấc mơ về những ngày tháng sống dưới nắng hòa bình.

Phóng sự Một thời hoa lửa là câu chuyện về ý chí kiên cường của Anh hùng LLVTND Trần Thị Dự và những người đồng đội của bà - chị Phương, chị Liên - đã hy sinh khi mới 19, đôi mươi.

Những dấu chân hòa bình tiếp tục hành trình ở Bình Định với những ngày tháng chiến đấu khốc liệt, hứng chịu nhiều đợt tấn công nhằm cắt đứt điểm tập kết cuối cùng vào miền Nam. Nhưng chính trong bão lửa của chiến tranh lại bừng lên những con người mà "cái chết đã hóa thành bất tử".

Phóng sự Khúc bi tráng trên đồi Xuân Sơn là câu chuyện xúc động khi 56 năm sau, lực lượng quy tập đã xác định được danh tính 60 liệt sĩ tại đồi Xuân Sơn, hy sinh vào cuối tháng 12/1966. Một lễ truy điệu trang trọng đã diễn ra trong ngày đón các anh trở về.

Tiết mục Đóa hoa xanh khép lại câu chuyện xúc động ở điểm cầu Bình Định trong chương 1 của cầu truyền hình.

BÀI CA KHÔNG QUÊN...

Mở đầu tại điểm cầu Hà Giang, tình cờ ngày 12/7/2022 lại trùng với ngày 14 âm lịch của 38 năm về trước. Và 38 năm nay trong hàng ngàn gia đình Việt và trong lòng hàng vạn người lính Vị Xuyên đều coi đó là ngày giỗ chung. Phóng sự ghi lại không khí của ngày giỗ trận năm 2022, ký ức của người còn sống về những trận chiến đấu, hy sinh anh dũng, về đồng đội.

Tiết mục Lũy đá bất tử được thể hiện bởi các cựu chiến binh của mảnh đất Hà Giang năm xưa và ca sĩ Đông Hùng trên sân khấu điểm cầu Hà Giang.

9-1658932876182165837365.jpg

Phóng sự về cuộc đoàn tụ của con gái liệt sĩ Đinh Văn Thảo với cha của mình tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kon Tum. Bên cạnh việc được gặp lại cha - khát vọng cháy bỏng suốt 60 năm mới thành hiện thực của gia đình liệt sĩ Đinh Văn Thảo là một cuộc đoàn tụ khác đầy cảm xúc tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh.

Dịp tháng 7 này, 32 gia đình đã tìm được nơi người thân nằm lại bằng phương pháp thực chứng do đội quy tập K53 và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kon Tum thực hiện. Có những gia đình còn được "gặp lại người thân" nhờ những kỉ vật để lại. Trong 32 gia đình tìm được người thân đợt này, tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh, cháu của liệt sĩ Đỗ Văn Bân vô cùng xúc động khi nhận lại kỷ vật của chú mình.

An Giang - từ kháng chiến chống Mỹ đến chiến trường Tây Nam - nơi tiếp nhận nhiều quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia chiến đấu. Khi trở về, phần nhiều trong các anh là những bia mộ trắng/trống, chưa xác định được thông tin. Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc - Tịnh Biên - An Giang có hơn 8.500 ngôi mộ thì phân nửa là chưa xác định được thông tin.

Phóng sự Tây Nam ngày đón anh về tiếp tục là các câu chuyện xúc động. Đội tìm kiếm K93 đã tìm kiếm và qui tập, hồi hương được 3.293 hài cốt liệt sĩ. Câu chuyện về anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí (tên thường gọi là Hai Trí) dành trọn cho Tổ quốc, cho quân đội. Câu chuyện 22 hài cốt liệt sĩ được đưa về ngày 15/7/2022, an táng tại nghĩa trang tại An Giang.

Tại điểm cầu Quảng Nam và Bình Định, các phóng sự về Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lang và Mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Kiếm là nỗi đau dù qua hàng chục năm vẫn âm ỉ trong trái tim những người mẹ có con ngã xuống trong chiến tranh, vẫn mãi đau đáu đợi con về.

quang-nam3-16589350459491230521945.png

KHÁT VỌNG HOÀ BÌNH

Những người thương binh trở về với hòa bình, mang theo tinh thần lạc quan "tàn mà không phế", chung tay vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, đồng hành cùng đất nước khi sang những trang sử mới: trang sử của hòa bình, phát triển và phồn vinh. Đó là lời hứa thiêng liêng của những người còn sống với những đồng đội đã khuất: những hy sinh để đổi lấy hòa bình cho dân tộc, ấm no cho nhân dân, phồn vinh cho đất nước.

Cựu chiến binh Võ Thanh Triên (ở Bình Định) và cựu chiến binh Huỳnh Châu Son (ở An Giang) là những người bước ra từ cuộc chiến tranh, đều mang trong mình tinh thần cống hiến vì Tổ quốc với lời hứa ngày hòa bình với những đồng đội đã khuất - với tâm thế của người lính cụ Hồ đưa đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Ca khúc Đất nước tình yêu đã vang lên ở điểm cầu An Giang đầy xúc động và sâu lắng.

an-gianghat-2-16589352824961539036873.jpg

Điểm cầu Hà Giang mang tới những câu chuyện về những người trẻ viết tiếp "Bài ca không quên" của các thế hệ cha anh.

Thời chiến tranh, lớp lớp thế hệ hy sinh xương máu, tuổi xuân vì hòa bình đất nước. Ở thời bình, các thế hệ lại không quản công hiến sức lực, trí tuệ, tận tâm, tận lực cho sự bình yên, phát triển của Tố quốc. Câu chuyện của Thượng úy Đinh Văn Dương - người sống sót duy nhất trong vụ tai nạn rơi máy bay ở Thạch Thất, Hà Nội cách đây 7 năm hay sự hy sinh của hai hiệp sĩ đường phố Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi, cho thấy dù hy sinh giữa thời chiến và thời bình mang màu sắc khác nhau, nhưng chung một tinh thần, một chí hướng: Vì Tổ quốc, Vì nhân dân!

Liên khúc Em như chim câu trắngTổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ cùng với sự xuất hiện lần lượt của 6 điểm cầu là lời chào của cầu truyền hình đặc biệt Khúc tráng ca hòa bình!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022