Ở Tĩnh An (Thượng Hải, Trung Quốc), cụ bà Triệu Quế Chi năm nay đã 82 tuổi.
Ba năm trước, khi căn nhà cũ của bà nằm trong diện giải tỏa, bà bất ngờ nhận được khoản bồi thường lên đến 7 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 25,3 tỷ đồng).
Với một người mẹ tảo tần suốt đời, đây là món tiền lớn, cũng là "của để dành" cuối đời bà muốn chia cho các con như một phần thừa kế.
Bà Chi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Vốn là một người phụ nữ truyền thống và mang nặng tư tưởng cũ, bà Chi quan niệm con gái đã đi lấy chồng thì không cần nhiều của cải, bà chỉ chia cho mỗi con gái 500.000 NDT (khoảng 1,8 tỷ đồng).
Con trai thứ ba được 2 triệu NDT (khoảng 7,2 tỷ đồng). Còn người con út vốn không giỏi giang, bấp bênh trong cuộc sống được bà ưu ái chia tới 4 triệu NDT (khoảng 14,5 tỷ đồng).
Sự chênh lệch này ngay lập tức thổi bùng làn sóng bất mãn trong gia đình.
Ba người con lớn không giấu nổi sự thất vọng, cho rằng mẹ đã quá thiên vị và bất công trong việc phân chia tài sản thừa kế.
Trớ trêu thay, chính người con út được nhận nhiều nhất lại là người nhanh chóng tiêu tán toàn bộ tiền bạc vào ăn chơi và mắc nợ.
Khi bà Chi tuổi cao, sức yếu cần được phụng dưỡng, thì con út "cạn tiền", còn ba người con lớn lại đùn đẩy trách nhiệm. Ai cũng cho rằng "đã được chia nhiều thì phải có nghĩa vụ lo cho mẹ già".

Điều mà cụ bà không ngờ đến là chính món tiền "may mắn" năm xưa lại là nguyên nhân khiến mái ấm tan vỡ, con cái trở mặt, gia đình ly tán. Ảnh minh hoạ
Không thể chịu nổi sự lạnh lùng của các con, cụ bà quyết định kiện cả bốn người con ra tòa, cáo buộc họ vô trách nhiệm, bất hiếu. Tại phiên xử, cụ nghẹn ngào giá đừng chia thừa kế:
"Ta đã nuôi nấng, lo lắng cho 4 đứa con suốt cả đời. Giờ già yếu, ta chỉ mong một chút tình thân, vậy mà chúng lại đẩy ta đi như món đồ cũ. Chẳng lẽ, tiền quan trọng hơn cả mẹ già?"
Phía tòa án xác nhận: việc bà Chi phân chia thừa kế theo ý muốn là hợp pháp, không ai có quyền can thiệp. Tuy vậy, bổn phận phụng dưỡng cha mẹ không phụ thuộc vào việc chia tài sản.
Tòa buộc mỗi người con phải chu cấp 800 NDT mỗi tháng (khoảng 2,9 triệu đồng) và thay phiên chăm sóc bà theo lịch định kỳ.
Song, dù pháp luật đã can thiệp, điều mà cụ bà không ngờ đến là chính món tiền "may mắn" năm xưa lại là nguyên nhân khiến mái ấm tan vỡ, con cái trở mặt, gia đình ly tán.
Cha mẹ thiên vị, con cái có thể tổn thương đến mức nào?
Trên diễn đàn Zhihu từng có một câu hỏi: Cha mẹ có thể thiên vị con cái ở mức độ nào, và con cái có thể tổn thương tâm lý đến mức độ nào? Một câu trả lời đã nhận được hơn 6.000 lượt thích, nhiều người thú nhận rằng, trái tim họ nặng trĩu sau khi đọc.
Tiểu Dung (Trung Quốc), người đã phải chịu đựng sự thiên vị của cha mẹ từ khi còn nhỏ, nói rằng mình không có tuổi thơ.
Từ lúc nhỏ, cô đã làm hết việc nhà, không tiền tiêu vặt, không đồ chơi, không phòng riêng, còn anh trai thì có tất cả. Khi bị anh trai bắt nạt, bố mẹ cô lần lượt chửi mắng con gái; khi bố mẹ cãi nhau, cô cũng là một "bao đấm" để họ trút cơn oán giận.
Lớn lên và sống trong ký túc xá trường học, Tiểu Dung hầu như không bao giờ về nhà, vì tổ ấm trong mắt cô là một cực hình.
Nhìn thấy mẹ mình đang cười hạnh phúc với anh trai và quay mặt lại nhìn con gái vừa đi xa về với vẻ thờ ơ, Tiểu Dung rất đau lòng.
Vậy nhưng khi mẹ ốm phải nằm viện, lại là Tiểu Dung ngày đêm phục vụ, người anh trai không quan tâm, không đóng góp.
Sau này, khi mẹ mất, Tiểu Dung không thể rơi một giọt nước mắt nào trong đám tang. Cô nói, dù muốn khóc nhưng nước mắt như đã cạn khô vì năm tháng tuổi thơ đầy uất ức. Mẹ chỉ sinh ra cô vì nghĩa vụ với gia đình chứ thực sự chưa bao giờ yêu con.
Tiểu Dung bây giờ không tin trên đời có tình yêu, chỉ tin vào bản thân mình, và chỉ muốn một mình mãi mãi. "Nếu có thế giới bên kia, tôi sẽ không bao giờ là con của họ", cô nói.

Sự thiên vị thực sự là một điều khủng khiếp. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự "nhất bên trọng nhất bên khinh" của cha mẹ có thể có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của con cái. Ảnh minh hoạ
Cha mẹ là những người thân yêu nhất và được con cái yêu quý nhất. Vậy nên, khi bị cha mẹ đối xử bất công, không được tôn trọng và yêu thương, trong lòng con cái sẽ hình thành một tổn thương sâu sắc.
Sự thiên vị thực sự là một điều khủng khiếp. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự "nhất bên trọng nhất bên khinh" của cha mẹ có thể có tác động xấu đến sức khỏe tâm thần của con cái.
Loại tổn thương này để lại một "bóng đen" cho sự phát triển của trẻ, thậm chí kéo dài đến khi trưởng thành hay cả cuộc đời, dẫn đến khiếm khuyết nhân cách, trầm cảm và muốn tự tử ở trẻ.
Các nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng khi cha mẹ không thể cân bằng các mối quan hệ của con cái, mỗi đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm thúc đẩy hành vi chống đối xã hội và bạo lực hoặc ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.

GĐXH - 12 năm tận tụy chăm sóc cụ ông neo đơn, người đàn ông nhận được phần thưởng xứng đáng – quyền thừa kế 5 bất động sản trị giá hàng triệu đô.

GĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.