Một đoạn video ghi cảnh mẹ chồng chửi mắng con dâu ở bệnh viện đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng". Theo trang 163, sự việc xảy ra tại khoa sản của một bệnh viện ở Hoài An, Giang Tô (Trung Quốc).

Hôm đó, người quay video đến bệnh viện thăm họ hàng, thấy một sản phụ mới sinh ngồi lặng lẽ ôm con ở giường đối diện, không có người nhà bên cạnh chăm sóc. Không lâu sau, một người phụ nữ lớn tuổi hậm hực bước vào phòng, tiến đến chỗ sản phụ kia và bắt đầu chỉ trích cô thậm tệ.

"Tôi bảo cô đừng sinh mà cô cứ sinh. Cô coi bây giờ tôi không biết để mặt mũi ở đâu luôn đây này", người phụ nữ lớn tuổi lớn tiếng nói.

me-chong1-17079853450001419828612.jpg

Mẹ chồng lớn tiếng chửi con dâu trong phòng đẻ.

Hóa ra, sản phụ chính là con dâu của bà cô này. Mặc cho mẹ chồng liên tục chửi mắng, sản phụ vẫn ngồi dỗ con trên tay. Thấy con dâu không phản ứng, bà cô càng giận dữ và lớn tiếng hơn, khiến mọi người trong phòng đều khó chịu.

Trong khi mẹ chồng vẫn không ngừng buông lời mắng chửi xối xả thì sản phụ tiếp tục im lặng ngồi trên giường dỗ con. Có lẽ vì đã quá quen với cảnh bị mẹ chồng đay nghiến, sản phụ lại bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

Theo lời kể của một sản phụ khác trong phòng, bà cô này oán hận con dâu vì đã sinh hai cháu gái, khiến bà không có cháu trai nối dõi tông đường. 

Sau khi đăng tải lên mạng không lâu, đoạn video nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng với nhiều ý kiến chỉ trích đối với hành động của mẹ chồng.

- "Đẻ con trai thì sau này phải lo chuẩn bị tiền sính lễ để cưới vợ, vậy không phải bị chịu thiệt hơn à? Có hai đứa con gái xinh đẹp, sau này nhận về nhiều sính lễ rồi còn muốn gì",

- "Trai hay gái cũng là chuyện của bố mẹ chúng. Ông bà lớn tuổi rồi, gần đất xa trời, chuyên tâm tận hưởng cuộc sống đi, suốt ngày lo đến chuyện con cháu làm cái gì"...

Tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc trầm trọng

Việc yêu thích sinh con trai hơn con gái đã tồn tại từ lâu ở xã hội Trung Quốc. Tư tưởng trọng nam khinh nữ bắt nguồn từ quan niệm cho rằng chỉ con trai mới có thể nối dõi tông đường và họ tin rằng con trai đỡ đần nhiều hơn cho gia đình so với con gái.

Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng về tỉ lệ nam nữ trong độ tuổi kết hôn ở các địa phương. Theo số liệu từ cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ 7 của Trung Quốc được công bố vào tháng 5/2021, số lượng nam giới ở nước này nhiều hơn nữ giới tới 34,9 triệu người. Trong đó có 17,52 triệu nam giới "dư thừa" thuộc độ tuổi có thể kết hôn (từ 20 đến 40 tuổi).

Tiến sĩ Lục Đĩnh, nhà kinh tế trưởng chuyên về Trung Quốc tại Công ty Nomura, cho rằng tình trạng đông nam thiếu nữ tại Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới. "Theo số liệu chính thức, tỉ lệ nam nữ trong độ tuổi 20 - 30 ở Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn khoảng 122 nam : 100 nữ trong 10 năm tới" - ông Lục nói.

me-chong2-17079853450051855284138.jpg

Mất cân bằng giới tinh ở Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Ảnh minh họa

Vào tháng 11/2022, một phụ nữ ở miền Đông Trung Quốc đang mang thai đứa con thứ năm đã khiến mọi người sốc khi tuyên bố chồng cô muốn ly hôn vì nghĩ rằng đứa con tiếp theo của họ sẽ là một cô con gái.

Theo người phụ nữ đang mang thai 8 tháng này, chồng cô đã dọn ra khỏi căn hộ của họ cách đây 3 tháng và từ đó không trả tiền thuê nhà và nói với cô rằng họ nên ly hôn "càng sớm càng tốt," Jiupai News đưa tin.

"Chồng tôi nói rằng anh ấy muốn ly hôn với tôi vì anh ấy nghĩ hình dáng bụng của tôi cho thấy tôi sẽ lại sinh con gái," người phụ nữ nói.

"Anh ấy nói rằng anh ấy không muốn sinh con gái vì anh ấy là con trai duy nhất trong gia đình. Anh ấy nói nếu tôi không sinh được con trai thì anh ấy sẽ tìm người phụ nữ khác để làm việc này."

Người phụ nữ cho biết cô đồng ý ly hôn vì muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này.

Phó giáo sư Cận Vĩnh Ái, đến từ Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển thuộc Đại học Nhân Dân ở Trung Quốc, giải thích mong muốn có con trai được thể hiện mạnh mẽ nhất ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi những quan điểm truyền thống vẫn còn phổ biến, dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều "con gái biến mất".

Ngoài sự mất cân bằng nam - nữ, cuộc sống hiện đại cũng làm thay đổi cách nhìn nhận của giới trẻ châu Á về hôn nhân. Điều này đặc biệt đúng đối với những phụ nữ có học thức - những người ưu tiên cho sự nghiệp và thường trì hoãn việc kết hôn. Ngày càng nhiều phụ nữ rời khỏi các khu vực nông thôn và chuyển tới các thành phố vì mục đích giáo dục, tìm việc làm và kết hôn.

Một cuộc khảo sát năm 2020 đối với năm ngôi làng của Cục Thống kê TP Tảo Trang (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) cho thấy nam và nữ giới vẫn độc thân vì nhiều lý do khác nhau như: mất cân bằng giới tính, điều kiện kinh tế kém, tiêu chí cao hơn đặt ra cho người bạn đời...

Cuộc khảo sát kết luận tình trạng dư thừa đàn ông độc thân có thể gây ra các vấn đề xã hội. Nam giới sẽ có khả năng cao gặp các vấn đề về thể chất và tâm lý, cũng như có mức độ hòa nhập xã hội thấp. Chính quyền địa phương cũng cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính có thể dẫn tới việc buôn bán phụ nữ.

Thời gian qua, các nhóm chống buôn người đã thúc giục các nước Đông Nam Á phải cải thiện triển vọng việc làm cho phụ nữ tại đất nước của họ và tăng cường thực thi pháp luật tại biên giới để ngăn tình trạng ngày càng nhiều cô dâu bị bán sang Trung Quốc.

ket-than1-17062596004591555227251-0-0-410-656-crop-17062596200311160970403.jpgNăm mới kết thân với 7 người này chẳng khác nào gặp được quý nhân, cuộc đời lên như diều gặp gió

GĐXH - Trong cuộc sống, bạn kết thân với kiểu người như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của bạn.

nguoi-me2-17072272522321343856066-31-0-500-750-crop-1707227264662683424795.pngNhững bà mẹ có thể nuôi dạy các con xuất sắc

GĐXH - Không có đứa trẻ nào sinh ra đã ngoan, cũng không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư. Gốc rễ của vấn đề ẩn chứa trong giáo dục gia đình.

Tết Nguyên đán tại một số quốc gia ĐNA

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022