Họ cũng có thói quen phán xét người khác nhưng lại khó chấp nhận những lời chỉ trích nhắm vào mình. Nếu điều này mô tả ai đó mà bạn biết thì rất có thể người này đang phải vật lộn với tình trạng EQ thấp.
Trí tuệ cảm xúc (đôi khi được gọi là "chỉ số cảm xúc" hay "EQ") về cơ bản là cần thiết cho mọi khía cạnh của cuộc sống. Trên thực tế, nhiều chuyên gia hiện nay tin rằng EQ thực sự có thể quan trọng hơn IQ trong việc quyết định thành công chung trong cuộc sống.
Người EQ thấp hay thể hiện một số điều dưới đây:
1. Thể hiện danh dự cá nhân cao hơn mọi thứ
Một trong những dấu hiệu điển hình của người có EQ thấp là sự sĩ diện quá cao, điều này cản trở sự tiến bộ trong công việc và hạn chế cơ hội thăng tiến.
Khi nhận phải lời phê bình, thay vì chú trọng vào việc giải quyết vấn đề và cân nhắc tác động lên tổ chức, họ thường chỉ lo bào chữa cho bản thân, coi trọng danh dự cá nhân hơn mọi thứ khác.
Những người này thường có xu hướng ảo tưởng về bản thân, nói nhiều nhưng làm ít. Họ dễ dàng chi tiêu phung phí cho vẻ ngoài, nhưng lại ít đầu tư vào tri thức và sự phát triển nội tâm.
Chính việc chỉ chăm chút cho sĩ diện mà bỏ qua giá trị cốt lõi đã khiến họ khó đạt được thành công thật sự.
Trong khi những người có EQ cao thường tạo cảm giác thoải mái cho đối phương bằng cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến, thì người EQ thấp lại thường chỉ chú trọng vào việc thể hiện quan điểm của mình.
Họ không quan tâm đến cảm xúc của người khác và thiếu kiên nhẫn trong việc quan sát thái độ của đối phương. Điều này khiến cho các cuộc trò chuyện, thương lượng hoặc đàm phán dễ dàng đi vào bế tắc và thất bại.
EQ thấp lại thường chỉ chú trọng vào việc thể hiện quan điểm của mình. Ảnh minh họa
2. Thể hiện cảm xúc bộc phát
Những người EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình. Họ phản ứng dữ dội mà không biết mình thực sự đang cảm thấy gì hoặc tại sao mình lại buồn như vậy.
Một người thiếu EQ cũng có những cảm xúc bộc phát bất ngờ, bị thổi phồng quá mức và không thể kiểm soát được.
Những điều nhỏ nhặt nhất cũng khiến họ buông một tràng đả kích kéo dài hàng phút, thậm chí hàng giờ.
3. Thể hiện lập trường bảo thủ
Khi tranh luận, những người có chỉ số EQ thấp thường cãi đến cùng và khăng khăng quan điểm của mình, không chịu lắng nghe ý kiến, lập luận của người khác, không bao giờ thừa nhận người khác đúng để tiếp thu.
Cho dù đối phương đưa ra đủ bằng chứng, luận cứ chứng minh, người EQ thấp vẫn khẳng định mình đúng. Họ luôn muốn thắng bằng mọi giá.
4. Thể hiện sĩ diện
Trong cuốn sách của mình, doanh nhân Hannel đã từng viết về một trợ lý tên Sofia. Sofia là một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Harvard, năng lực nổi trội và được Hannel đánh giá cao.
Trong một sự kiện quan trọng, Sofia đã khẩn trương soạn thảo một bài phát biểu. Tuy nhiên, bài phát biểu sau đó của Hannel hoàn toàn khác so với nội dung bản thảo mà Sofia viết.
Phát biểu xong, Hannel ném bản thảo trước mặt trợ lý và nói: "Lần sau viết rõ ràng hơn nhé".
Sofia lập tức đỏ mặt, cảm thấy xấu hổ và mất thể diện, liền tức giận, hét toáng lên: "Tôi viết như vậy, nhận không ra thì là vấn đề của ông!"
Sau đó, cô giận dữ quay người bỏ đi.
Sáng hôm sau, Sofia nhận được thông báo từ công ty: "Cô đã bị sa thải".
Trong cuộc sống, những người quá nhạy cảm, "da mặt mỏng" thường không chịu nổi khi bị người khác chỉ trích. Họ có thể tức giận, mất bình tĩnh trong tình huống không phù hợp, làm mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng, cả hai bên đều không vui vẻ.
Nhưng những người có EQ cao thực sự sẽ biết mỉm cười đón nhận sự chỉ trích, lời nhận xét, góp ý từ người khác.
Nếu bạn luôn nghĩ rằng thể diện quan trọng hơn tất cả và không chịu nổi lời nhận xét, chỉ trích của người khác, bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng tức giận. Mở rộng lòng mình ra một chút, bạn mới có thể dễ dàng đối mặt với thế giới ồn ào.
5. Khoe khoang về những ý tưởng lớn lao, nhưng thường không làm
Một số người thường khoe khoang về những ý tưởng lớn lao nhưng hiếm khi thực hiện đến cùng để biến chúng thành hiện thực.
Điều này khiến họ khó đạt được thành công, bởi chỉ khi bắt tay vào làm mới có thể nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết.
Mỗi lần vượt qua khó khăn, người ta mới có thể tiến bộ, tích lũy kinh nghiệm và bài học quý giá.
Còn những người chỉ "nói mà không làm" sẽ mãi giậm chân tại chỗ, thiếu kiên nhẫn và dễ dàng thất bại khi gặp trở ngại.
Thêm vào đó, tính cách luôn bảo vệ cái tôi khiến công việc càng thêm khó khăn. Ngay cả trong tình cảm, kết giao bạn bè hay tìm kiếm bạn đời, việc chỉ nói mà không hành động cũng khiến họ khó giữ được mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là với những người tốt, hoặc quý nhân tương lai.
6. Thể hiện mình là trung tâm của cuộc trò chuyện
Những người kém thông minh về mặt cảm xúc có xu hướng chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện.
Ngay cả khi họ đặt câu hỏi và tỏ ra chăm chú lắng nghe, họ vẫn luôn tìm cách chuyển mọi chủ đề về phía mình.
Nhìn chung, trí tuệ cảm xúc thấp có thể gây ra vấn đề trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Những người kém thông minh về mặt cảm xúc có xu hướng chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện. Ảnh minh họa
7. Thể hiện sự hài hước không đúng thời điểm nhưng lại cho là mình đúng
Do bị thiếu hụt về trí tuệ cảm xúc, những người EQ thấp không biết nên nói gì hay làm gì cho thích hợp nên thường hay có lời nói thiếu tế nhị hoặc hành vi lạc quẻ, không đúng thời điểm.
Chẳng hạn, họ có thể kể chuyện cười trong đám tang hoặc pha trò khi mọi người đang buồn bã vì một chuyện nghiêm trọng.
Nếu bị phản đối về sự vô duyên này, họ còn cãi rằng chẳng qua người ta quá nhạy cảm và khó tính.
Do không hiểu cảm xúc của người khác, những người có chỉ số EQ thấp thường không phản ứng một cách thích hợp với bầu không khí cảm xúc chung quanh.
GĐXH - Khi ai đó vay tiền bạn, nếu không muốn đồng ý, người EQ cao sẽ nói 3 câu này để tránh những phiền phức không đáng có.
GĐXH - Người xưa có câu "Chọn bạn mà chơi" là bởi các mối quan hệ có ảnh hưởng lớn đến chúng ta, đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe tinh thần.