1. Cách cư xử đúng mực
Cách cư xử tốt cần được khắc sâu trong trẻ từ khi còn nhỏ. Vì điều này hỗ trợ rất nhiều cho con trong cuộc sống hàng ngày, hình thành tính cách chu đáo và biết yêu thương ở trẻ.
Cha mẹ nên sử dụng các cụm từ phổ biến như "Làm ơn", "Cảm ơn", "Xin lỗi"... khi nói chuyện với con. Trẻ sẽ dần hình thành thói quen dùng các cụm từ đó khi cần thiết.
Cách cư xử tốt cần được khắc sâu trong trẻ từ khi còn nhỏ. Ảnh minh họa
2. Nấu những bữa ăn đơn giản
Nấu ăn không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống mà nó còn thúc đẩy sự độc lập và tự tin.
Ngay từ khi 7 tuổi, trẻ đã có thể thái một củ hành tây. Tất nhiên ban đầu con sẽ cảm thấy cay mắt nhưng rồi chúng sẽ nhanh chóng tự tin hơn.
Nếu lo lắng cho sự an toàn của trẻ khi sử dụng các thiết bị nhà bếp, cha mẹ nên hướng dẫn con các món đơn giản trước để trẻ làm quen với các loại nguyên liệu và khu vực nấu nướng.
Đừng quên nhắc trẻ phải dọn dẹp sau khi nấu ăn – đó cũng là một phần của trải nghiệm.
3. Chăm sóc sức khỏe bản thân
Ít ai nói đây là bài học nên dạy trẻ từ sớm, nhưng nó lại là bài học quan trọng. Khi trẻ chẳng may bị bệnh, là cha mẹ, chúng ta cuống cuồng chăm sóc trẻ từ mua thuốc, nấu cháo, dụ trẻ ăn, uống sữa... nhưng thực ra có 1 cách nên dạy trẻ là giúp trẻ nhận ra là ''cần tự chăm sóc bản thân'' hơn là chỉ có 1 chiều từ người chăm sóc (ví dụ, ở đây là cha mẹ).
Một đứa trẻ lớn lên trong đùm bọc giống như nuôi những con cừu được vây quanh bởi 1 hàng rào, chúng rất thiếu các kỹ năng cần để tự chăm sóc bản thân vì chúng nghĩ rằng hàng rào có thể ngăn chúng khỏi mọi nguy hiểm.
Những con cừu ỷ lại vào chiếc hàng rào, mà mất đi cảnh giác về các tiếng động nhỏ như tiếng bước chân của con sói. Nhưng, 1 ngày nào đó, hàng rào bị hỏng hay chẳng còn, thì chúng không thể nhận ra con sói đã đến bên cạnh.
Không ai biết trước 1 điều gì sẽ đến với trẻ và cha mẹ cũng không thể mãi là hàng rào vững chắc, chỉ có 1 điều quan trọng là trẻ phải luôn mạnh mẽ và có đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, Ipad để được chăm sóc mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt,...
Trẻ cần được cho thấy bản thân mình cũng có vai trò, hơn là chỉ ngồi im để đón nhận sự chăm sóc từ người khác. Nếu được dạy từ nhỏ thì khi trưởng thành, trẻ sẽ cảm ơn bạn vì những bài học này đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cũng như tương lai của con.
4. Cách quản lý tiền
Chúng ta thường cố gắng dạy con về những kỹ năng sống cần thiết như đọc, viết, chơi, nhưng dường như không chú ý đến việc hướng dẫn trẻ cách quản lý tiền bạc.
Thực tế, kỹ năng này nên được dạy ngay từ khi con bạn bắt đầu đi học. Trẻ cần hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cách tiêu tiền và hậu quả của việc chi tiêu nhiều hơn những gì chúng có thể chi trả.
Những điều này sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn với các vấn đề về tiền bạc khi lớn lên.
Trẻ cần hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cách tiêu tiền và hậu quả của việc chi tiêu nhiều hơn những gì chúng có thể chi trả. Ảnh minh họa
5. Tôn trọng động vật và thiên nhiên
Thú cưng vẫn luôn là người bạn tuyệt vời của mọi người, ở mọi lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, một chú cún con hoặc một con mèo nhỏ sẽ là người bạn vô cùng tuyệt vời giúp con học được bản năng nuôi dưỡng và lòng nhân ái.
Trẻ em cần được dạy cách tiếp cận động vật một cách tôn trọng và thận trọng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách ứng xử của con với mọi người sau này.
6. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Trẻ em áp dụng thói quen ăn uống và lối sống của chúng dựa trên những gì đã được thực hành từ khi còn nhỏ.
Vì vậy, cha mẹ hãy tích cực chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh cho gia đình dù bạn có bận rộn đến đâu.
Bởi vì điều này sẽ giúp con bạn duy trì cân nặng hợp lý, tăng trưởng bình thường và thói quen ăn uống lành mạnh khi trưởng thành.
7. Học bơi
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em chết đuối – đây là một con số cực kỳ đáng báo động.
Dạy con học bơi từ nhỏ không chỉ là một cách để con của bạn tránh được những nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng mà còn là bài tập tốt để nâng cao sức khỏe, sự tự tin và giải tỏa căng thẳng. Chúng hình thành trong trẻ niềm đam mê với thể dục thể thao sau này.
Dạy con học bơi từ nhỏ không chỉ là một cách để con của bạn tránh được những nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Ảnh minh họa
8. Giải quyết bất đồng trong hòa bình
Cha mẹ cần dạy con cái luôn giữ bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn và bất đồng trong cuộc sống.
Bạn có thể hướng dẫn con bạn hít thở sâu và nhìn nhận vấn đề từ mọi phía bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi như "tại sao" và "nếu".
Điều này giúp họ tập trung vào vấn đề đang giải quyết và không có ác cảm với người kia, đồng thời kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực như tức giận, bất mãn.
GĐXH - Hãy xem những bậc cha mẹ Do Thái đã thấu hiểu và đồng hành cùng con ra sao để có thể tạo ra những đứa trẻ cởi mở, mạnh mẽ và giỏi giang.
GĐXH - Lời khuyên của Sara Imas, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" đã giúp cha mẹ bước ra khỏi những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái.