Bà Lý Quý Hoa, năm nay 63 tuổi, sống ở Trung Quốc. Từ trước đến nay, bà quen ở nông thôn, cả ngày làm ruộng, lấy chồng theo chồng, sau đó dành hết thời gian còn lại để chăm sóc con cái. Vợ chồng bà có 3 người con, con trai lớn Mã Long năm nay 35 tuổi, đang làm kinh doanh ở huyện, đã lấy vợ và có một con trai. Con trai thứ hai là Mã Lỗi năm nay 30 tuổi, anh mở một quán ăn nhỏ ở thị trấn và chưa lập gia đình. Cô con gái út Mã Lệ năm nay 28 tuổi, làm việc ở thành phố, sắp đính hôn và dự định cuối năm sẽ kết hôn.

Gia đình bà Lý vốn không giàu sang gì nên các người con đều phải đi làm, tự lập từ sớm. Kể từ khi xa nhà, các con đều gửi tiền về phụ giúp gia đình. Bây giờ các con đều đã có sự nghiệp riêng, hai vợ chồng ông bà cũng yên tâm nghỉ ngơi để tận hưởng tuổi già.

Tuy nhiên, tổng lương hưu của vợ chồng chỉ hơn 1.000 NDT mỗi tháng (tương đương 3,5 triệu VNĐ). Thật ra, con số này xét theo chi phí sinh hoạt của 2 người ở quê thì không quá tệ. Nhưng người già sức khỏe suy yếu, không thể thiếu các khoản chi y tế, thuốc men. Vì thế, họ vẫn phải đau đầu đong đếm chi tiêu, chứ không hề thoải mái như mình tưởng.

Hai vợ chồng ông bà cũng nghĩ đến việc đến sống cùng các con, nhưng tới nơi, trải nghiệm thực tế khiến họ không khỏi ái ngại.

nguoi-giajpeg-17044451497161651090826-1704586892119-17045868923981840042094.jpg

Ảnh minh họa: Internet

Con trai cả làm ăn kinh doanh nên thường xuyên phải tiếp khách, hoặc đưa gia đình ra nhà hàng, hoặc đưa khách khứa về nhà tiệc tùng, ăn uống. Có thêm 2 người lớn tuổi như ông bà Lý khiến mọi thứ khá bất tiện và hỗn loạn. Người con thứ hai tự mở quán ăn nên vô cùng bận rộn, đi sớm về muộn. Con gái út hiện đang thuê một căn hộ ở thành phố chỉ rộng khoảng 20m2 và không thể ở nhiều người được.

Hơn nữa, hai người con trai đều đang trong giai đoạn kinh doanh vất vả nên cần vốn liếng, không dư dả gì. Còn con gái thì chuẩn bị lập gia đình nên phải dành dụm tiền bạc cho rất nhiều khoản chi tiêu sắp tới.

Trong dịp đoàn tụ Tết trung thu mấy tháng trước, gia đình quây quần bên nhau, các con của bà Lý đã đề xuất rằng: Vì lương hưu của bố mẹ quá ít, các con sẽ cùng nhau mua bảo hiểm cho bố mẹ, mỗi tháng gửi thêm tiền tiêu vặt phụ giúp sinh hoạt. Sau 2-3 năm nữa, khi bố mẹ lớn tuổi hơn, sinh hoạt bất tiện, họ sẽ đăng ký một viện dưỡng lão tư nhân có điều kiện tốt ở thành phố cho 2 người.

Có thể thấy, tuy không nói thẳng ra nhưng 3 người con đều đã bày tỏ thái độ từ chối, không sẵn lòng sinh hoạt cùng bố mẹ. Ông bà Lý cũng thấu hiểu cho hoàn cảnh của mỗi người, nhưng vẫn thấy khá buồn và tủi thân. Cô con gái út ngậm ngùi một lúc lâu, nhưng cuối cùng cũng chỉ dặn bố mẹ chú ý giữ gìn sức khỏe.

Đôi vợ chồng lớn tuổi im lặng suy ngẫm một thời gian. Sau cùng, đến cuối năm, họ đưa ra quyết định và gọi các con về họp gia đình lần nữa.

Bà Lý nói: “Về bảo hiểm y tế, ý của các con rất tốt, bố mẹ sẽ nhận. Còn viện dưỡng lão thì thôi, bố mẹ chưa cần. Tiền lãi tiết kiệm và tiền hưu trí tuy không nhiều, nhưng cộng lại thì một tháng cũng không thiếu. Mẹ và bố các con còn chưa già đến mức không thể đi lại, sinh hoạt được. Bố mẹ dự định thuê một căn nhà nhỏ ở ngoại ô thị trấn, tự trồng rau, nuôi gà, làm những công việc lặt vặt, vẫn đủ để trang trải cuộc sống. Ốm đau, trái gió trở trời, cũng có bảo hiểm đỡ đần phần nào, miễn là không bệnh nặng phải đụng tới dao kéo thì không sao.”

Ba người con sững sờ trước quyết định như vậy. Họ thảo luận một hồi, rồi con trai cả lên tiếng đầu tiên: “Mẹ ơi, con xin lỗi, chúng con đã không suy nghĩ kỹ về vấn đề này. Bố mẹ nói đúng, chúng con không nên nghĩ đến viện dưỡng lão như một cách trốn tránh trách nhiệm như vậy. Bố mẹ đã làm việc vất vả nửa đời để nuôi dưỡng chúng con. Bây giờ, tuy ai cũng có băn khoăn và vấn đề của riêng mình, nhưng chúng con đáng lẽ phải cố gắng hết sức phụng dưỡng hai người mới đúng.”

bang-tinh-nghi-huu-truoc-tuoi-moi-1704445149674253577268-1704586894241-1704586894362538905993.jpeg

Ảnh minh họa: Internet

Con trai thứ và con gái út cũng gật đầu khẳng định: “Chuyện thuê nhà ở thị trấn cứ quyết định như vậy đi ạ. Anh cả sẽ góp 1.000 NDT, hai chúng con cũng góp thêm 1.000 NDT, tuy không nhiều nhặn gì nhưng cũng đủ tiền thuê nhà, sinh hoạt ở thị trấn. Lương hưu và tiền lãi, bố mẹ cứ cất giữ. Khi nào bận rộn hoặc bất tiện thì thuê người giúp việc tới làm đỡ. Hai người cứ làm theo lựa chọn của mình, chuyện khác đừng lo lắng, một nhà chúng ta sẽ hỗ trợ lẫn nhau.”

Đến lúc này, vợ chồng bà Lý vui mừng khi nghe các con nói. Con cái đã trưởng thành, có gia đình riêng và trưởng thành nên người, vẫn luôn ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Bằng cách này, vợ chồng bà Lý chỉ đơn giản là chuyển đến một căn nhà thuê ở thị trấn. Họ vừa sống gần con cái, dễ tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại, vừa sử dụng tiền trợ cấp, lương hưu một cách khôn ngoan. Cuộc sống của cả hai đã dễ dàng, viên mãn hơn trước rất nhiều. Khi rảnh rỗi, họ trồng rau, nuôi gà nuôi vịt, chơi cờ, trò chuyện với những người hàng xóm, còn tích lũy được một ít tiền làm quà cho các cháu.

Thỉnh thoảng, họ còn có thể giúp trông cháu khi các con có việc bận. Cả 2 khá thích thú với điều đó, so với việc cả năm trời mới được các con về thăm 1-2 lần như ngày xưa.

(Nguồn: Sohu)

Thùy Linh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022