NT-LP-8_1667914421-1667917261.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nG4komnOUBhuSXpmaK9guA

Từ khoảng 17h ngày 8/11, CLB Thiên văn Đà Nẵng đã mang các thiết bị kính ngắm thiên văn đến Công viên biển Đông để chờ đợi Nguyệt thực. Tuy nhiên do mây đen che phủ, nên không thể quan sát được toàn bộ quá trình này. Ảnh: Nguyễn Đông

Từ khoảng 17h ngày 8/11, CLB Thiên văn Đà Nẵng đã mang các thiết bị kính ngắm thiên văn đến Công viên biển Đông để chờ đợi Nguyệt thực. Tuy nhiên do mây đen che phủ, nên không thể quan sát được toàn bộ quá trình này. Ảnh: Nguyễn Đông

NT-LP-13-1667917263.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IsaeazL9ceISBTbMvN5iZg

Bạn trẻ ở Đà Nẵng sử dụng phần mềm tích hợp với kính ngắm thiên văn để theo dõi hướng đi của trăng. Nhưng trăng lẩn khuất trong đám mây khiến việc thay các kính để phù hợp tiêu cự khó khăn nên không quan sát kịp. Ảnh: Nguyễn Đông

Bạn trẻ ở Đà Nẵng sử dụng phần mềm tích hợp với kính ngắm thiên văn để theo dõi hướng đi của trăng. Nhưng trăng lẩn khuất trong đám mây khiến việc thay các kính để phù hợp tiêu cự khó khăn nên không quan sát kịp. Ảnh: Nguyễn Đông

1a2cb3c00806ce589717-1667917263.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OZh2nhXCNBkffOv9dx45Jw

Khoảng 18h30 đến 19h45, trăng ló ra qua những đám mây khi quan sát tại Đà Nẵng. Lúc này người dân chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần. Ảnh: Nguyễn Đông

Khoảng 18h30 đến 19h45, trăng ló ra qua những đám mây khi quan sát tại Đà Nẵng. Lúc này người dân chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần. Ảnh: Nguyễn Đông

fc4d98270ee1c8bf91f0_1667913686-1667917265.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-_-8_hIY-MP0w7cIvTu7Nw

Chiều tối cùng ngày tại công viên Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM, hơn chục bạn trẻ mang kính thiên văn, ống nhòm, máy ảnh để ghi lại hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Trời không mưa nhưng có lớp mây mỏng, gió nhẹ nên việc quan sát nguyệt thực tại đây hạn chế. Ảnh: Thanh Tùng

Chiều tối cùng ngày tại công viên Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM, hơn chục bạn trẻ mang kính thiên văn, ống nhòm, máy ảnh để ghi lại hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Trời không mưa nhưng có lớp mây mỏng, gió nhẹ nên việc quan sát nguyệt thực tại đây hạn chế. Ảnh: Thanh Tùng

NT-LP-7-1667917266.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=G6SrAJF5fb05K8WWU_Z7Mg

Mặt Trăng lúc 18h55 trong công viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Mặt Trăng lúc 18h55 trong công viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

DSC07577-1667917267.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AVp7rFYPNqyMSl4iKE8LmA

Tại Quảng Ngãi trời quang đãng, thuận tiện quan sát. Pha nguyệt thực toàn phần khoảng 18h đến 18h30, Mặt Trăng có màu đỏ đồng - còn gọi là trăng máu. Do thời gian diễn ra pha toàn phần sớm nên nhiều người không kịp quan sát lúc trăng đỏ nhất. Trong ảnh, nguyệt thực toàn phần lúc 18h30 ghi nhận ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. Ảnh: Phạm Linh

Tại Quảng Ngãi trời quang đãng, thuận tiện quan sát. Pha nguyệt thực toàn phần khoảng 18h đến 18h30, Mặt Trăng có màu đỏ đồng - còn gọi là trăng máu. Do thời gian diễn ra pha toàn phần sớm nên nhiều người không kịp quan sát lúc trăng đỏ nhất. Trong ảnh, nguyệt thực toàn phần lúc 18h30 ghi nhận ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. Ảnh: Phạm Linh

Untitled-1-1667917268.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nOJAmC4kvOFq0WE58L_MdQ

Nguỵệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi lúc 18h30 đến 19h, một phần của Mặt Trăng bị bóng đen, một phần còn lại sáng. Ảnh: Phạm Linh

Nguỵệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi lúc 18h30 đến 19h, một phần của Mặt Trăng bị bóng đen, một phần còn lại sáng. Ảnh: Phạm Linh

NT-LP-6-1667917269.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=T09q3IFGWtIbnhL2pQHJJQ

Tại Hà Nội cũng không thể quan sát pha nguyệt thực toàn phần do trời mù. Tuy nhiên từ 19h người xem bắt đầu thấy hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất một phần.

Trong ảnh, nguyệt thực một phần ghi nhận tại Ngã tư Sở (Hà Nội) lúc 19h. Ảnh: Ngọc Thành

Tại Hà Nội cũng không thể quan sát pha nguyệt thực toàn phần do trời mù. Tuy nhiên từ 19h người xem bắt đầu thấy hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất một phần.

Trong ảnh, nguyệt thực một phần ghi nhận tại Ngã tư Sở (Hà Nội) lúc 19h. Ảnh: Ngọc Thành

3f2986aa536c9532cc7d_1667913684-1667917270.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g-WOnELojkIaAJPRDWZZfA

Trăng trên bức tượng trước Nhà thờ Lớn. Ảnh: Ngọc Thành

Trăng trên bức tượng trước Nhà thờ Lớn. Ảnh: Ngọc Thành

nguyet-thuc-tai-hoa-lac-1667918360.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1kiNEX5HQFv38dt1ZN_1ow

Mặt Trăng quan sát qua kính thiên văn có độ bội giác 48 lần tại Đài thiên văn Hòa Lạc lúc 19h. Ảnh: VNSC

Mặt Trăng quan sát qua kính thiên văn có độ bội giác 48 lần tại Đài thiên văn Hòa Lạc lúc 19h. Ảnh: VNSC

d623f31124d7e289bbc6_1667913685-1667917271.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rpfMicyh-Q8ZDaKn7Gln2Q

Mặt Trăng chụp trên nóc Nhà hát Lớn lúc 20h - thời điểm sắp kết thúc pha nguyệt thực nửa tối. Ảnh: Ngọc Thành

Sự kiện nguyệt thực bắt đầu từ 15h02 đến 20h56 (giờ Hà Nội) chia làm 7 giai đoạn: bắt đầu nguyệt thực nửa tối (trăng mờ và tối đi), nguyệt thực một phần (trăng khuyết một phần), nguyệt thực toàn phần (trăng dần chuyển sang màu đỏ đồng), nguyệt thực cực đại (toàn bộ Mặt Trăng chuyển màu đỏ đồng), kết thúc nguyệt thực toàn phần, kết thúc nguyệt thực một phần và kết thúc nguyệt thực nửa tối.

Tại Việt Nam, do vị trí Mặt Trăng vẫn nằm ở dưới đường chân trời trong ba giai đoạn đầu tiên nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại, bắt đầu từ 17h59.

Mặt Trăng chụp trên nóc Nhà hát Lớn lúc 20h - thời điểm sắp kết thúc pha nguyệt thực nửa tối. Ảnh: Ngọc Thành

Sự kiện nguyệt thực bắt đầu từ 15h02 đến 20h56 (giờ Hà Nội) chia làm 7 giai đoạn: bắt đầu nguyệt thực nửa tối (trăng mờ và tối đi), nguyệt thực một phần (trăng khuyết một phần), nguyệt thực toàn phần (trăng dần chuyển sang màu đỏ đồng), nguyệt thực cực đại (toàn bộ Mặt Trăng chuyển màu đỏ đồng), kết thúc nguyệt thực toàn phần, kết thúc nguyệt thực một phần và kết thúc nguyệt thực nửa tối.

Tại Việt Nam, do vị trí Mặt Trăng vẫn nằm ở dưới đường chân trời trong ba giai đoạn đầu tiên nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại, bắt đầu từ 17h59.

Nhóm phóng viên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022